Tìm Hiểu Về Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Ngày Tết Đoan Ngọ

Rate this post

Rất nhiều người muốn biết về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ. Đây là một ngày lễ lớn của Việt Nam được người dân đón nhận và tổ chức náo nhiệt.

Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, đây là ngày tết truyền thống của nước ta và còn được gọi với cái tên là ngày giết sâu bọ.

Nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của ngày tết này, thông tin này sẽ có ngay ở bài viết dưới đây. 

Nguồn gốc của ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ được diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, lúc này là thời điểm nắng nóng kéo dài và sâu bọ phát triển rất nhiều.

Truyền thuyết kể rằng, vào một vụ mùa bội thu, người nông dân đang vui mừng vì trúng mùa. Tuy nhiên năm ấy sâu bọ đã kéo đến đông đảo để ăn hết thực phẩm và trái cây đã thu hoạch được.

Vì vậy người dân đã rất lo lắng và hoang mang không biết làm thế nào để giải quyết nạn sâu bọ xảy ra.

Trong lúc người dân đang lo lắng đã xuất hiện một ông lão tên là Đôi Truân.

Ông chỉ cho mọi người mỗi nhà lập đàn cúng gồm lễ vật đơn giản như bánh giò, trái cây và hãy ra trước nhà mình vận động thể dục.

Mọi người ai nấy đều làm theo ông, không ngờ chỉ một lúc sau lũ sâu bọ đã té ngã và chết hết.

Ông đã dặn người dân rằng: Sâu bộ hàng năm vào ngày này sẽ rất hung hăng nên hàng năm hãy làm theo những gì ông chỉ vào đúng ngày ngày để tránh nạn sâu bọ.

Dân chúng rất biết ơn ông và để tưởng nhớ việc này đã đặt tên thành ngày Tết diệt sâu bọ, ngày nay thường được gọi là Tết Đoan Ngọ vì được cúng vào giữa giờ Ngọ.

Ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ trở thành ngày tết truyền thống của một số quốc gia Đông Á như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Triều Tiên và trong đó có cả Việt Nam.

Đoan Ngọ mang ý nghĩa giống như mặt trời bắt đầu ngắn nhất và ở gần trời đất nhất. Người dân nước ta làm lễ cúng vào ngày tết này để phát động phong trào bắt và tiêu diệt sâu bọ.

Không để sâu bệnh gây hại cho cây trồng và cầu mong có một vụ mùa bội thu, thuận lợi.

Theo quan niệm dân gian, người dân ăn rượu nếp và hoa quả vào ngày 5/5 là cách để diệt trừ sâu bọ rất tốt.

Bạn cần súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, sau đó là ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ say và cuối cùng là ăn trái cây cho sâu bọ chết.

Ở một số vùng, các gia đình có có thói quen ăn bánh giò, chè trôi nước hoặc chè hạt sen với ý nghĩa sẽ diệt được hết sâu bọ và bệnh tật trong người.

Vào ngày Tết Đoan Ngọ nên ăn gì?

Tết Đoan Ngọ đã không còn xa lạ đối với chúng ta, tuy nhiên nên ăn gì để tận hưởng ngày lễ trọn vẹn. Dưới đây các loại đồ ăn bạn không nên bỏ qua khi đón tết diệt sâu bọ.

Rượu nếp và nếp cẩm

Rượu nếp, nếp cẩm là thứ không thể thiếu trong ngày lễ này. Nhiều người quan niệm rằng bộ phận tiêu hóa của con người có các loại ký sinh gây hại.

Chúng nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng tiêu diệt được, nhưng vào ngày 5 tháng 5 âm lịch chúng sẽ ngoi lên.

Lúc này muốn tiêu diệt chúng bằng cách ăn những thức ăn có vị cay, chát, chua và đó chính là rượu nếp hoặc nếp cẩm. Nhất là uống vào buổi sáng khi thức dậy rất hiệu nghiệm.

Bánh tro bánh giò

Các loại bánh cũng là thực phẩm nên ăn vào Tết Đoan Ngọ. Bánh tro là loại bánh có màu vàng đậm, được làm từ gạo nếp được ngâm với nước tro của các loại cây khô và sau đó gói trong lá chuối rồi đem đi luộc.

Bánh giò có màu trắng, bên trong có nhân thịt hoặc đậu tùy vào sở thích của từng vùng miền. Nếu để ý bạn sẽ thấy trên mâm cúng của các gia đình luôn xuất hiện một trong hai loại bánh này.

Ăn chè kê và chè trôi nước vào Tết Đoan Ngọ

Đối với người miền Nam, đến ngày diệt sâu bọ 5/5, chè trôi nước là món ăn không thể thiếu vào ngày Tết Đoan Ngọ.

Đây là những viên chè làm từ bột nếp, bên trong có nhân đậu xanh có thể ăn kèm với nước cốt dừa rất thơm ngon và thanh mát. Sẽ thật tiếc nếu như bạn không ăn một bát chè trôi vào ngày đặc biệt này. 

Ngoài ra còn có chè kê, món ăn đặc trưng của Huế vào mỗi dịp diệt sâu bọ. Người ta sẽ xay hạt kê và loại bỏ vỏ, sau đó ngâm rồi đun sôi đến khi nào nở mềm.

Sau khi thấy hạt kê sền sệt rồi thêm chút gừng vào sẽ có món chè thơm ngon và hấp dẫn.

Hoa quả

Tết Đoan Ngọ chắc chắn bạn nên ăn hoa quả nếu muốn tiêu diệt sâu bệnh trong cơ thể. Bạn có thể lựa chọn quả có vị chua như mận, xoài xanh và mang lại hiệu quả diệt sâu bọ tốt tốt.

Ngoài ra còn có thể ăn vải, dưa hấu,… Bạn cũng cần lưu ý nên ăn hoa quả vào buổi sáng sau khi thức dậy.

Trên đây là thông tin về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ, một trong những ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam. Mong rằng những thông tin chia sẻ ở bài viết đã giúp bạn hiểu về ý nghĩa của ngày lễ này.

 

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn
Scroll to Top