Cuộc đời của Quách Phác:
Quách Phác sinh năm 276 mất 324, lúc đó chỉ mới 49 tuổi, tự là Cảnh Thuần. Người huyện Văn Hỷ (nay là tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc). Là con trai của Thái thú. Cha ông làm thái thú ở vùng Kiến Bình thời Tây Tấn.
Quách Phác là nhà văn và chuyên giải nghĩa sách cổ. Cho nên người đời coi Quách Phác là một học giả nổi tiếng thời Đông Tấn. Cũng chính sự nổi tiếng đó lại đem lai cho ông một kết cục bi thảm.
Quách Phác là bậc thầy về thuật phong thuỷ. Thuật bói toán của Quách Phác rất uyên thâm. Quách Phác tinh thông huyền cơ của trời đất, thẩm thấu được cái lý cùng cực của tạo hóa. Cho nên mọi người đều muốn hỏi Quách Phác những việc hệ trọng.
Quách Phác may mắn có người thầy Giỏi:
Quách Công người sống ở Hà Đông rất giỏi thuật bói toán. Là tác giả của bộ sách “Thanh Nang Trung Thư”. Tương truyền: Quách Phác, Trương Lương, Khổng Minh, sư phụ của Lưu Bá Ôn đều thọ giáo ông.(Trương Lương tự là Tử Phòng, một khai quốc công thần của nhà Hán, Khổng Minh là Gia Cát Lượng – Thừa tướng nước Thục thời Tam Quốc phân tranh).
Đến sau Quách Công truyền lại cho đệ tử:
Quách Phác được 9 quyển.
Trương Tử Phòng và Khổng Minh Gia Cát Lượng mỗi người nhận được 6 quyển.
Riêng sư phụ của Lưu Bá Ôn thì nhận 8 quyển sách đó.
Lưu Bá Ôn được truyền lại chỉ 4 quyển mà thôi.
Tài tiên tri dự đoán như thần của Quách Phác như một thánh sống, vì Quách Phác rất am tường và hiểu sâu sắc về bói quẻ Dịch và nguyên lý Âm Dương Ngũ Hành.
Quách Phác được xem là thông hiểu huyền cơ của đất trời, có thể chuyển họa tránh tai, tinh thông và biến hoá vô cùng diệu lý.
Đương thời, người đời coi Quách Phác như là người tiếp nối xuất sắc Quản Lộ (mất năm 255). Và còn phát huy quang đại hơn nữa.
Có thời vùng đất Hà Đông lần đầu tiên bị quấy rối và phá phách. Quách Phác bói một quẻ, thở dài…Ông đã bí mật di cư về phía Đông Nam cùng với hàng chục người thân và bè bạn. Do ông nhận thấy trước nạn Hung Nô, nên lánh nạn…
Quách Phác cứu mạng Vương Đạo:
Thời gian Quách Phác được làm quan nhậm chức Ký Thất Tham Quân dưới trướng Vương Đôn.
Một đại thần và là tể tướng thời Đông Tấn tên là Vương Đạo. Ông ta thoát chết vì sét đánh nhờ tài tiên đoán và cách hoá giải tài tình của Quách Phác.
Vương Đạo rất nể trọng tài tiên tri của Quách Phác nên muốn mời Quách Phác về đầu quân cho mình. Trước đó ông nhờ Quách Phác bấm một quẻ cho mình. Quách Phác bấm quẻ xong, thất sắc nói mấy câu với ông ta sắp có tai hoạ bị sét đánh chết. Và có lời chỉ bảo sau:
Vương Đạo nghe lời đi về phía Tây, thấy cây bách, liền chặt một đoạn bằng hình người Vương Đạo. Nhớ lời cứ khi nằm ngủ thì cứ để thân cây bách bên cạnh.
Quả nhiên một hôm Vương Đạo đang ngủ, một tiếng sét long trời đánh tan thân cây bách bên cạnh.
Vương Đạo thất kinh, lúc đó càng nể trọng Quách Phác. Coi Quách Phác vào hạng thượng khách, khi ăn uống luôn ngồi ngang hàng với mình.
Một thời gian sau, Quách Phác thăng lên chức Thượng thư lang.
Ở vị trí này Quách Phác luôn mang lại lợi ích cho dân chúng và triều đình bằng những lần dâng thư cho Minh Đế.
Khi Quách Phác chưa có địa vị, thì hai cận thần của Minh Đế đã tâm giao với Quách Phác. Sau đến thời Minh Đế, chính Minh Đế coi trọng Quách Phác ngang hàng với 2 cận thần của mình. Điều này được người đời tấm tắc khen ngợi.
Quách Phác chọn thế đất bờ sông táng mẹ:
Khi mẹ mất, Quách Phác xin từ quan để thọ tang mẹ. Cũng nhân đó Quách Phác tìm cuộc đất phong thuỷ để táng mẹ mình.
Cũng với sự lựa chọn bất ngờ làm nên tuổi của Quách Phác. Đó là chọn cuộc đất cạnh bờ sông. Không những vậy, khi trời mưa thì ngôi mộ ngập chìm trong nước sông dâng lên.
Mọi người thấy không tốt và sợ ngôi mộ sẽ bị nước cuốn trôi, khuyên nên dời đi để tránh hoạ này. Kể cả những thầy phong thuỷ giỏi thời bấy giờ nói rằng huyệt táng không tốt. Quách Phác cười không nói gì.
Quả nhiên một vài năm sau, nước đổi dòng. Mặc nhiên vị trí đất nơi chôn mộ mẹ Quách Phác được phù sa bồi đắp, nâng cao dần cao dần, về sau dân làng gần đó ra trồng dâu rất tốt. Lúc đó danh tiếng của Quách Phác vang xa mãi.
Tiếng lành về tài năng xem đất lập mộ của Quách Phác đồn xa. Nên có nhiều người tìm đến để mời đi tìm đất lập mộ phần.
Tấn Nguyên Đế đi tìm Quách Phác:
Thời bấy giờ Tấn Nguyên Đế cũng là người thích nghe về phong thủy. Biết tiếng Quách Phác là người tìm đất đặt mộ rất linh nghiệm.
Chính Tấn Nguyên Đế đích thân tự mình muốn trực tiếp đi xem những mộ huyệt mà Quách Phác đã chọn.
Đang đi ngao du, chợt nhìn lên một sườn núi, Tấn Nguyên Đế thấy một người nông dân đang đào mộ táng cha, ở một mảnh đất có địa thế rất đẹp.
Bằng kiến thức phong thuỷ Tấn Nguyên Đế biết đó là long giác, trong bụng nghĩ chỉ có Quách Phác mới tìm được nơi này.
Hỏi ra thì đúng và còn ngạc nhiên hơn với câu trả lời của người nông dân. Quách tiên sinh nói rằng: “Ông đào huyệt mộ này, trong vòng ba năm sẽ gặp được thiên tử.” Thì ra ông ta không biết chính Thiên tử là Tấn Nguyên Đế đứng trước mặt.
Sau câu chuyện này, Tấn Nguyên Đế lại càng quyết gặp cho bằng được Quách Phác. Và cũng nhờ Quách Phác tìm đất đặt mộ cho mình. Hiện nay cũng chưa tìm được tài liệu sử sách nào ghi chép lại việc này.
Quách Phác chọn thế đất lập mộ người nhà quan Trương Dụ:
Tuy nhiên, theo sử sách có việc Quách Phác tìm cho mộ cố nội một viên quan họ Trương, tên Dụ.
Sau khi tìm đất, Quách Phác đưa ra hai sự lựa chọn: Thế đất thứ nhất, ông sống tới trăm tuổi, làm quan ngang tới Tư Đồ…nhưng con cháu không được hưng vượng.
Thế đất thứ hai thì ông rất tổn thọ, thậm chí đoản thọ một nửa, nhưng con cháu đời sau hưng vượng, giàu sang, phú quý.
Nghe xong, chẳng cần nghĩ ngợi, chọn ngay thế đất thứ hai. Vì cho rằng con cháu đời sau hưng vượng vẫn tốt hơn.
Quả thật, Trương Dụ mất khi không tới 40 tuổi. Nhưng con cháu đời sau của Trương Dụ lại làm quan to, cao sang quyền quý.
Quách Phác luận việc gia cảnh Cổ Cầu:
Ở Dương Châu có viên quan tên Cổ Cầu. Có người chị bị bệnh hơn 40 năm không khỏi. Mời tất cả thầy giỏi trong các vùng miền về mà không trị nổi.
Một hôm Cổ Cầu có cơ duyên nghe tiếng Quách Phác, nhờ bấm một quẻ. Quách Phác bấm quẻ xong nói rằng: Tổ tiên nhà ông có giết một con rắn thần. Con cháu của rắn thần phá nhiễu mồ mả tổ tiên nên sinh bệnh ở con cháu.
Cổ Cầu về tra cứu gia phả của gia tộc, quả thực chuyện xảy ra đã lâu lắm rồi vì đã qua đến 4 đời.
Quách Phác khuyên mua lễ vật tạ tội với linh xà, lập tức người chị khỏi bệnh, đi lại như người thường. Không những vậy Cổ Cầu còn được cất nhắc lên chức quan cao hơn trước rất nhiều.
Quách Phác dự đoán người hành quyết trước 36 năm:
Năm 13 tuổi, ở Viên Thành Quách Phác đã nằng nặc tặng cho một người qua đường nhận một bộ quần áo. Vì là người lạ nên người kia dứt khoát không nhận. Quách Phác nói: Ông cứ nhận sau này sẽ có lúc dùng. Người này cám ơn và miễn cưỡng nhận.
Không ngờ sau 36 năm, Quách Phác vì sự nổi giận của Vương Đôn. Người phụ trách hành hình chính là người đã được Quách Phác tặng bộ quần áo năm xưa.
Quách Phác nói: Năm 13 tuổi, tôi đã biết mạng sống của tôi chết dưới tay ông. Nên đã tặng bộ quần áo cho ông, nay chỉ xin được ông cho một ân huệ là được chết dưới cây đao của mình.
Người hành quyết dàn dụa nước mắt mà giương đao xử tử Quách Phác. Quách Phác mới chỉ có 49 tuổi.
Dự ngôn sấm truyền của Quách Phác:
Ngoài việc Quách Phác bói được ngày mất của chính mình và chọn được cả người hành quyết trước 36 năm. Ông còn dự đoán việc thống nhất Trung Hoa 300 năm.
Thế là trước 28 năm theo dự ngôn của Quách Phác, Trung Hoa được thống nhất sau gần 300 năm chia cắt loạn lạc và giặc giã hoành hành.
Hai trước tác phong thuỷ được coi là kinh điển của Quách Phác:
Quách Phác để lại cho hậu thế những trước tác phong thuỷ mà qua đó người đời xem ông là tông sư của thuật phong thuỷ, đó là: “Táng Thư” coi về mộ phần và “Thuật tướng địa” xem thế đất. Ngày nay gọi là phái loan đầu.
Quách Phác là người khai sơn cho thuật phong thuỷ bằng các thuật ngữ phong thuỷ như: Sinh khí, tàng phong, tụ khí, đắc thuỷ, hình thế, tứ linh, phương vị, hướng,…các thuật ngữ này sử dụng trong tất cả các tài liệu và sách nói về phong thuỷ.
Cũng như có rất nhiều phái phát triển ra nhiều hướng, nhưng tất tất đều sử dụng thuật ngữ chung cho cả giới phong thuỷ.
Từ khi giới học thuật phong thuỷ Trung Hoa nhận ra giá trị mà Quách Phác để lại. Tất thảy đều tôn ông là Tổ Sư phong thuỷ.
Chỉ tiếc cuộc đời Quách Phác cũng không hơn Kỳ Nhân Quản Lộ là bao (Quản Lộ chết năm 48 tuổi).
Bài viết liên quan:
- Cuộc đời Quản Lộ – Kỳ Nhân học thuật trước của Quách Phác
- Cuộc đời của Dương Quân Tùng – Một trong những Đại thụ trong làng phong thuỷ sư.
Bình Thanh Long – Thầy Sỹ phong thuỷ.