Một năm có 24 tiết khí. Tiết khí là gì? Phong thuỷ và tiết khí liên quan như thế nào?

5/5 - (6 bình chọn)

Tiết khí theo quỹ đạo mặt trờiTiết khí theo quỹ đạo mặt trời

1/ Tiết khí là gì?

Chúng ta biết trái đất quay quanh mặt trời với thời gian 1 năm. Đường đi quỹ đạo này chia 24 điểm đặc biệt. Và ứng với một điểm này là 1 tiết khí tương ứng. Vậy một tiết khí cách nhau trên quỹ đạo này 150.

Tiết khí có được từ nền văn minh cổ đại Đông phương. Trong lịch sử Bách Việt, Trung Hoa cổ, Nhật Bản xưa,…Chính tiết khí tương ứng với các mùa trong năm.

Thực ra tiết khí là đọc chung cho Tiết và khí. 24 tiết khí là ghép liên tục như sau: cứ một tiết (Lập xuân) thì kế tiếp là một khí (Cốc Vũ), cứ tuần tự như vậy.

Theo lịch vạn niên (in sẵn) có 24 tiết khí như bảng sau:

Thứ tự Tháng

(âm lịch)

Ngày

(dương lịch)

Kinh độ

mặt trời

Tiết khí Đặc điểm
1 1 (Dần) 4 hoặc 5 tháng 2 3150 Lập xuân Mưa ẩm
2 19 hoặc 20 tháng 2 3300 Vũ thuỷ Sâu nở
3 2 (Mão) 6 hoặc 7 tháng 3 3450 Kinh trập Giữa xuân
4 21 hoặc 22 tháng 3 3600 Xuân phân Trời trong sáng
5 3 (Thìn) 5 hoặc 6 tháng 4 150 Thanh minh Mưa rào
6 20 hoặc 21 tháng 4 300 Cốc vũ Bắt đầu mùa hè
7 4 (Tỵ) 6 hoặc 7 tháng 5 450 Lập hạ Lũ nhỏ, duối vàng
8 21 hoặc 22 tháng 5 600 Tiểu mãn Chòm sao tua rua mọc
9 5 (Ngọ) 6 hoặc 7 tháng 6 750 Mang chủng Giữa hè
10 21 hoặc 22 tháng 6 900 Hạ Chí Nóng nhẹ
11 6 (Mùi) 7 hoặc 8 tháng 7 1050 Tiểu thử Nóng oi
12 22 hoặc 23 tháng 7 1200 Đại thử Bắt đầu mùa thu
13 7 (Thân) 8 hoặc 9 tháng 8 1350 Lập thu Mưa ngâu
14 23 hoặc 24 tháng 8 1500 Xử thử Nắng nhạt
15 8 (Dậu) 8 hoặc 9 tháng 9 1650 Bạch lộ Giữa thu
16 23 hoặc 24 tháng 9 1800 Thu phân Mát mẻ
17 9 (Tuất) 8 hoặc 9 tháng 10 1950 Hàn lộ Sương mù xuất hiện
18 23 hoặc 24 tháng 10 2100 Sương Giáng Bắt đầu mùa đông
19 10 (Hợi) 7 hoặc 8 tháng 11 2250 Lập đông Tuyết xuất hiện
20 22 hoặc 23 tháng 11 2400 Tiểu tuyết Tuyết dày
21 11 (Tý) 7 hoặc 8 tháng 12 2550 Đại tuyết Giữa đông
22 21 hoặc 22 tháng 12 2700 Đông chí Lạnh
23 12 (Sửu) 5 hoặc 6 tháng 1 2850 Tiểu hàn Tuyết lạnh
24 20 hoặc 21 tháng 1 3000 Đại hàn Lạnh lẽo

 

2/ Ứng dụng lịch tiết khí trong phong thuỷ:

Thầy phong thuỷ sử dụng lịch Tiết khí trong việc xác định Bát Tự hay còn được là lá số tứ trụ. Đối với trường Lý khí – phi tinh huyền không thì dùng lịch tiết khí luận Tứ lưu tinh bàn. Kết hợp Lường thiên xích sẽ tìm ra thời vận vượng suy chính xác của từng cuộc đất. Lường thiên xích được có nghĩa là thước đo trời. Chính tìm ra quy tắc này, kết hợp với chữ Tâm truyền bá cho đời của Thẩm Trúc Nhưng. Cho nên chúng ta mới có một tuyệt phẩm phong thuỷ Thẩm thị huyền không. 

Xin mời xem: Cuộc đời Thẩm Trúc Nhưng cuộc đời và sự nghiệp

Có bài thơ 24 Tiết khí như sau:

Xuân Vũ Kinh Xuân Thanh Cốc thiên

Hạ Mãn Mang Hạ Thử tương liên

Thu Xử Lộ Thu Hàn Sương giáng

Đông Tuyết Tuyết Đông Tiểu Đại hàn

Xin độc giả nghe đoạn video cho vần và dễ nhớ nhé. Cứ mỗi một hàng là một mùa. Nếu quý vị nhìn theo hàng dọc từ trên xuống dưới các từ đầu tiên của mỗi câu. Lúc đó sẽ đọc thành Xuân Hạ Thu Đông.

Xin mời xem video Tiết khí

24 tiết khí trong năm và chia làm 4 nhóm sau: 

  • Có 8 tiết khí báo hiệu sự thay đổi nóng lạnh: Lập Xuân, Xuân Phân, Lập Hạ, Hạ Chí, Lập Thu, Thu Phân, Lập Đông, Đông Chí.

Mùa xuân ấm áp, khởi đầu cho sự trỗi dậy mạnh mẽ

Mùa xuân ấm áp, khởi đầu cho sự trỗi dậy mạnh mẽ

  • Có 5 tiết khí báo hiệu thay đổi nhiệt độ: Tiểu Thử, Đại Thử, Xử Thử, Tiểu Hàn, Đại Hàn. 

Mùa hạ tiết trời ấm áp

Mùa hạ tiết trời ấm áp

  • Có 7 tiết khí báo tin về mưa: Vũ Thủy, Cốc Vũ, Bạch Lộ, Hàn Lộ, Sương Giáng, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết.

Mùa thu tiết trời se se

Mùa thu tiết trời se se

  • Có 4 tiết khí nói về sự vật, hiện tượng: Kinh Trập, Thanh Minh, Tiểu Mãn, Mang Chủng.

Mùa đông lạnh dần đến giá rét

Mùa đông lạnh dần đến giá rét

3/ Phong thuỷ ứng dụng lịch Tiết khí như thế nào:

Như vậy hiểu được tiết khí liên quan đến mùa màng trồng trọt, chăn nuôi. Loài người dựa vào lịch tiết khí để sinh hoạt đời sống hằng ngày.

Xin mời xem thêm: Ý nghĩa 24 tiết khí. ứng dụng tiết khí vào đời sống.

Theo lịch Tiết khí, thầy phong thuỷ coi thời khắc giờ TÝ (ứng với 23 giờ đến 1 giờ sáng) ngày Lập xuân mới coi là tuổi mới.

Ví dụ: Ngày mùng 1 Tết ứng với dương lịch là ngày 22 tháng 1 năm 2023. Nhưng ngày Lập xuân ứng với ngày 4 tháng 2 năm 2023.

  • 1/ Vậy xin hỏi những đứa trẻ sinh ngày mùng 8 Tết là tuổi con giáp gì?
  • 2/ Con em sinh ngày 5 tháng 2 năm 2023 dương lịch được coi là tuổi con giáp gì?
  • 3/ Đứa trẻ sinh sinh lúc 23 giờ 30 phút của đem 3 tháng 2 năm 2023 là tuổi con giáp gì?

Câu trả lời là:

  • 1/ Tuổi Quý Mão, vì đã qua Tết rồi. Bà con sẽ tính tuổi năm mới. Nhưng thầy phong thuỷ  lại xem đứa trẻ đó tuổi Nhâm Dần. Dựa vào tuổi Quý Mão mà luận thì sai hoàn toàn.
  • 2/ Được coi là tuổi Quý Mão. Vì sinh sau ngày có tiết khí Lập xuân (4/2/2023).
  • 3/ Được coi là tuổi Quý Mão. Vì giờ này là giờ Tý, khởi đầu ngày mới cho ngày 4/2/2023. Vậy được coi như sinh trong ngày có tiết khí Lập xuân (4/2/2023). Nhưng nếu cháu bé đó sinh lúc 22 giờ đêm 3/2/2023 thì là tuổi Nhâm Dần (theo cách luận của thầy phong thuỷ nhé).

Bình Thanh Long – Thầy Sỹ phong thuỷ – Giờ Dự – Tấn

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn
Scroll to Top