Thuỷ triều là gì? Có 2 dạng thuỷ triều. Dân gian chọn giờ nước lớn để “thượng lương”?

5/5 - (8 bình chọn)

Ngư dân đánh bắt thuỷ hải sản khi thuỷ triều lên xuống

Ngư dân đánh bắt thuỷ hải sản khi thuỷ triều lên xuống

Thuỷ triều là gì? Có mấy dạng thuỷ triều:

Thuỷ triều là hiện tượng lên xuống của mực nước sông, biển, ao hồ…và cả thùng nước, chậu nước hay ly nước trên bàn của bạn (tuy nhiên mắt thường không nhìn thấy như ở sông và biển). Có 2 dạng thuỷ triều: triều cường và triều cạn.

Triều cường:

Triều cường là lúc mực nước dâng cao hơn bình thường trong ngày, trong tháng. HIện tượng này làm đau đầu mọi người dân Sài Gòn, Hà Nội,…và các nhà chức trách cũng tìm vô vàn giải pháp để giải quyết vấn đề này. Đặc biệt giờ triều cường mà gặp lúc có mưa to, gây ngập úng diện rộng cả một vùng.

Triều cường - hình ảnh thường thấy không chỉ riêng Sài Gòn

Triều cường – hình ảnh thường thấy không chỉ riêng Sài Gòn

Và hình ảnh xe chết máy, cảnh tát nước ra khỏi nhà, “be bờ chắn lũ” tránh sóng nước tràn vào xe chạy ngang, còn thêm cảnh chở xe máy, chở người đi trên những “con sông có đèn giao thông” ở Hà Nội, rồi di chuyển bằng những chiếc ghế, rồi xe hơi bị ngập trong hầm chung cư,… 

Triều cường ở Sài Gòn

Triều cường ở Sài Gòn

Và bên cạnh những đoạn phim chiếu các công trình thuỷ điện mượn hoạt động của thuỷ triều để phát điện.

Xin mời xem: Điện thuỷ triều (tiếng Anh gọi là Tidal Power)

Triều cạn:

Triều cạn là lúc mực nước cạn nhất trong ngày, trong tháng so với bình thường. Lúc này nước ở cửa sông đã rút hết về một phía của đại dương gần đó. Để lại những đáy sông, bờ hốc dọc con sông,…

2/ Nguyên nhân xuất hiện thuỷ triều:

Chúng ta ai cũng biết rằng mặt trăng quay quanh trái đất với thời gian 29 ngày đêm hoặc 30 ngày đêm, và trái đất. Tương tự cũng quay quanh mặt trời 1 vòng hình elip gần 365 ngày đêm,…

Mỗi hành tinh trong vũ trụ đều có trọng lực. Và nhờ có trọng lực con người và các sinh vật trên trái đất không bị “quăng ra” ngoài không gian. Bởi vì đi xe vận tốc 100km/g mà thắng đột ngột thì mọi người ngồi trên nóc xe sẽ bay về phía trước tốc độ “bàn thờ” 99km/g.

Video để hiểu thêm về thuỷ triều nhé.(Sưu tầm)

Còn nếu có một ngày trái đất ngẫu hứng “dừng lại”, thì mọi thứ đều bay với tốc độ tên lửa, mà theo thầy giáo vật lý thời trai trẻ của tôi nói. Thì tôi bay ra khỏi trái đất tức thì và tốc độ nhanh đến nỗi 1 tích tắc sau là toàn bộ quần áo của tôi đã tuột lại và “bay vờn” trong không gian. Còn tôi “mát mẻ” trong không trung bên cạnh các bạn cứ thế mà vùn vụt. Nếu có so sánh với vòi rồng chắc cũng còn khập khiễng, bởi vì tôi “đi xa quá”, “nhanh quá”. 

Tôi bay ra khỏi trái đất dự kiến tốc độ trên 120km/g

Tôi bay ra khỏi trái đất dự kiến tốc độ trên 120km/g

Nhưng với tốc độ quay của mặt trăng và cự ly của nó gần trái đất. Kết hợp yếu tố mặt trời là “hành tinh anh cả” trong thái dương hệ. Bên cạnh đó nước chiếm 3 phần 4 bề mặt của trái đất.

Như vậy lực hút của mặt trăng và mặt trời đều tác động lên mọi hoạt động hay vật thể trên trái đất. Và nước cũng bị tác động, nước dâng lên hạ xuống tạo nên hiện tượng thuỷ triều.

Hiện tượng thuỷ triều khi theo vận hành của mặt trăng-mặt trời và trái đất

Hiện tượng thuỷ triều khi theo vận hành của mặt trăng-mặt trời và trái đất

Theo các nhà khoa học thì khi mặt trời, mặt trăng, và trái đất thẳng hàng (tức là lúc trăng non hoặc trăng tròn). Vậy thì cả mặt trăng cùng mặt trời hợp lực tạo nên hiện tượng thuỷ triều: triều cường lên rất cao và triều cạn thì nước xuống rất thấp.

Còn khi mặt trăng và mặt trời cùng trái đất tạo thành góc vuông (ngắm trăng lúc này ta thấy trăng khuyết hoặc trăng đang dần tròn). Thì hợp lực giữa trọng lực của chúng yếu nhất đối với trái đất. Thì triều cường cũng lên không cao và triều cạn cũng xuống không quá thấp.

Khi nhìn lên bầu trời đêm ta thấy trăng khuyết hoặc trăng đang dần tròn đầy. Thì mặt trời và mặt trăng vuông góc với nhau, mặt trời làm giảm bớt sức hút của mặt trăng, cho nên triều lên bớt cao và triều xuống cũng bớt thấp hơn.

Có 2 loại thuỷ triều. Nhật triều là gì? Bán nhật triều là gì?

Nhật triều là gì?

Cứ mỗi đợt triều lên xuống thì được gọi là chu trình thuỷ triều. Nếu trong một ngày có một đợt triều lên và một đợt triều xuống thì gọi là nhật triều.

Bán nhật triều là gì?

Và nếu một ngày có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống thì gọi là bán nhật triều.

Các kinh nghiệm dân gian và các thầy phong thuỷ. Cũng tuỳ thuộc từng vùng miền, đặc thù địa lý trên thế giới sẽ có những thời gian hoạt động lên xuống của thuỷ triều là khác nhau. Riêng Việt Nam đặc biệt ở miền Nam. Cách tính ngày giờ thuỷ triều theo trăng (âm lịch) như sau (nhật triều):

Ngày (âm lịch) Giờ nước lên Giờ nước xuống
1,2,3 23g-1g Ngọ 11g-13g
4,5 Sửu 1g-3g Mùi 13g-15g
6,7,8 Dần 3g-5g Thân 15g-17g
9,10 Mão 5g-7g Dậu 17g-19g
11,12,13 Thìn 7g-9g Tuất 19g-21g
14,15 Tỵ 9g-11g Hợi 21g-23g
16,17,18 Ngọ 11g-13g 23g-1g
19,20 Mùi 13g-15g Sửu 1g-3g
21,22,23 Thân 15g-17g Dần 3g-5g
24,25 Dậu 17g-19g Mão 5g-7g
26,27,28 Tuất 19g-21g Thìn 7g-9g
29,30 Hợi 21g-23g Tỵ 9g-11g

Tác dụng lợi hại của thuỷ triều:

Tác hại:

  • Khi triều cường nhanh hoặc cao thì những khu vực trũng, thấp dễ bị ngập úng. Ví như: triều cường ở Sài Gòn,…ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của cộng đồng.

Chạy trong nước có khi may mắn cũng qua được

Chạy trong nước có khi may mắn cũng qua được

  • Triều cạn mà nước rút nhanh quá rất dễ xâm thực các vùng đất tiếp giáp. Xói mòn, gây sụt lún cho công trình kề cận, đê kè,… Chính những điều này mà chúng tôi khuyên cộng đồng chúng ta nắm vững kiến thức này để phòng tránh những thiên tai bất ngờ.

Ích lợi:

  • Tận dụng thuỷ triều lên xuống ngư dân đánh bắt thuỷ hải sản.
  • Ngày nay trên thế giới có rất nhiều quốc gia đã thành công trong việc tạo ra dòng điện thuỷ triều.
  • Bồi đắp phù sa cho các đồng bằng, lợi dụng thuỷ triều lên xuống để tưới tiêu cho đồng ruộng, tác dụng rửa. phèn, rửa mặn…
  • Giao thông, thuỷ lợi cũng như du lịch được lợi thế qua hoạt động của thuỷ triều.

Sự liên quan của phong thuỷ và thuỷ triều:

  • Theo dân gian, phong tục tập quán quan niệm về lợp nhà. Khi đem đòn tay hay đòn dông lên. (người Nam bộ hay gọi đòn tay cao nhất, nối hai đầu cột chính là đòn dông, và họ còn bịt khăn đỏ 2 đầu). Người thợ phải cần đợi giờ nước lên – tức triều nước đang dâng, mới được đem lên. Chưa kể là 2 bên vì kèo có hai thanh niên cầm đòn dông và “bò đi” đều lên. Công việc này là lên đòn dông hay còn gọi là “thượng lương”.
  • Còn nếu như bài viết này thì chúng ta biết nước trên trái đất đang chịu tác động bởi lực tác động của mặt trời và mặt trăng. Còn chúng ta – cộng đồng cư dân trái đất, mọi vật thể trên trái đất đều chịu tác động. Không những vậy, chúng ta và mọi vật thể trên trái đất còn chịu rất nhiều lực tác động của các hành tinh khác. Xin mời xem thêm Hệ mặt trời thú vị
  • Như vậy đáp án cho câu hỏi phong thuỷ có khoa học không? Có mê tín dị đoan không? Đúng không quý độc giả. Khoa học ở chỗ phong thuỷ là dựa trên sự tương tác lực giữa các hành tinh. Sự kết hợp giữa Dương lịch (Tiết khí) và Âm lịch (Năm tháng ngày giờ).
  • Chúng tôi – những người thầy phong thuỷ theo trường phi tinh huyền không luận đoán và tư vấn theo thời vận. Kết hợp âm lịch lấy quẻ Dịch lý Việt Nam để tìm ra sự ứng hợp trong từng sự vụ “thuận theo tự nhiên” mà hành sự.

Xin mời quý độc xem thêm bài: Muốn biết 24 Tiết khí ứng dụng trong đời sống.

Bình Thanh Long – Thầy Sỹ phong thuỷ – Quẻ Gia Nhân – Ký Tế.  

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn
Scroll to Top