Rùa Phong Thủy Có Ý Nghĩa Gì? Ý Tiền Nhân Truyền Dạy Lại Cho Mai Sau…

5/5 - (23 bình chọn)

Rùa phong thủy: Công dụng, ý nghĩa và cách sử dụng hiệu quả

Từ xưa đến nay, người phương Đông luôn chú ý đến những gì thuộc về tín ngưỡng dân gian. Do đó, trong các ngôi nhà thường không thể thiếu các vật phong thủy mang ý nghĩa tài lộc, may mắn. Trong đó, rùa phong thủy cũng được nhiều gia chủ sử dụng. Vậy rùa phong thủy là gì và có công dụng ra sao, bài viết dưới đây của Phong Thủy Dịch Lý sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ nhất.

1. Rùa phong thủy là gì?

Trong tứ linh Long – Lân – Quy – Phụng, rùa là một loài động vật mang ý nghĩa may mắn. Được ví như thụy thú cát tường, trở thành linh vật đại diện cho trường thọ và của cải.

Rùa phong thủy từ xưa đến nay có nhiều tạo kiểu và hình dạng khác nhau. Linh vật này được sử dụng cho mục đích điều tiết âm dương hòa hợp, mang tài lộc, vận may đến cho gia chủ.

Nếu trong trường hợp gia đình gặp thị phi, quan tai, bị gán nợ, phạm tiểu nhân, suy nhược tài vận, trục trặc đường quan lộc thì biểu tượng này giúp gia chủ vượt qua tai ướng.

Ngoài ra, khi ra ngoài, đeo lá bùa cầu bình an hình rùa bên ngoài phù hợp bản thân gặp nguy hóa an, gặp dữ hóa lành.

2. Hình tượng loài rùa trong văn hóa phương Đông

Trong văn hóa các quốc gia thuộc khu vực châu Á, hình tượng con rùa vô cùng đa dạng. Tuy nhiên, nó cùng chung biểu tượng hướng tới sự linh thiêng, sức mạnh và cội nguồn thánh thần.

Đối với nền văn hóa Trung Hoa

Vai trò quan trọng trong việc tạo hình con rùa được các tác giả Trung Hoa cổ điển cho rằng: Bốn cực của thế giới được thiết lập do Nữ Oa đã cắt bốn chân con rùa. Mỗi cây cột trong các mộ phần của hoàng đế đều đặt trên một con rùa. 

Ở một vài truyền thuyết khác kể rằng, một trụ trời được chống đỡ bởi một con rùa, bị phá đổ do  Cung Công, vị chúa tể của các thần khổng lồ. Liệt tử nói rằng, chỉ khi được rùa cõng trên lưng thì các đảo tiên chỉ mới đứng vững được.

Đối với nền văn hóa Ấn Độ

Rùa là một giá đỡ ngai thần ở Ấn Độ, là hóa thân Kurma của thần Vishnu. Đóng vai trò trở thành giá đỡ của núi Mandara, giữ sự vững chãi cho ngọn núi để các A-tu-la (Asura) và Đề-bà (Deva) khuấy biển sữa, sáng chế ra thuốc trường sinh Amrita.

Người ta truyền tai nhau rằng, rùa Kurma hiện nay vẫn chống đỡ tiểu châu lục Ấn Độ. Kurma như một sáng thế in dấu trên kinh sách Bà-la-môn.

Đối với nền văn hóa Mông Cổ

Huyền thoại Mông Cổ minh chứng rằng ngọn núi trung tâm vũ trụ do rùa vàng chống đỡ. Người Kalmouk tin rằng con rùa cổng thế giới sẽ cảm thấy lo lắng trước hệ quả của sức nóng khi mặt trời tỏa khí nung kho và thiêu cháy mọi vật. Do vậy, chúng sẽ lật mình lại và gây nên cuộc tận thế.

Đối với nền văn hóa Việt Nam

Người Việt Nam từ ngàn đời nay quan niệm rằng, rồng phong thủy và rùa là hai loài động vật đại diện cho sự linh thiêng, cội nguồn của dòng giống dân tộc. Trong văn hóa Việt Nam, con rùa là hiện thân của thần linh hộ mang, bảo vệ người con đất Việt và các vùng đất họ sinh sống.

Theo truyền thuyết, thần Kim Quy là cận thần của Cha Lạc Long Quân. Có nhiệm vụ giúp đỡ con cháu Việt tộc ổn định và phát triển.

3. Ý nghĩa rùa phong thủy

Rùa phong thủy là một linh vật mang nhiều ý nghĩa, trong đó có thể kể đến như:

Biểu tượng cho may mắn, an nhiên

Rùa là loài có sức sống bền bỉ và mạnh mẽ trong thiên nhiên, tuổi thọ của chúng có thể liên đến vài trăm năm. Vì vậy, theo quan niệm người phương Đông, trưng bày rùa phong thủy trong nhà hoặc rùa đến nhà có ý nghĩa tốt về sức khỏe viên mãn, bình an và trường thọ.

Bên cạnh đó, linh vật này còn mang thụy khí cát tường. Nhờ đó, cân bằng Âm Dương, điều hòa năng lượng giúp bạn minh mẫn, giải trừ họa tiểu nhân, loại trừ hung khí bất lợi.

Tài khí hanh thông, vật phẩm tụ tài

Không phải ngẫu nhiên, Rùa được mệnh danh là linh vật bền bỉ, vững chắc. Quan niệm “chậm nhưng chắc” thể hiện rõ nét đặc tính của linh vật này. Trưng bày rùa phong thủy trong nhà giúp gia chủ ổn định dần dần, “góp gió thành bão”, “tích tiểu thành đại” trong công việc hoặc kinh doanh.

Nâng cao sức khỏe

Rùa thuộc yếu tố Thủy ở trong phong thủy. Linh vật này khi được đặt tại cung vị phù hợp giúp kết hợp cùng yếu tố Mộc phù hợp hết sức có thể.

Rùa phong thủy đặt hướng Đông hay phòng khách cũng giúp thắt chặt mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Từ đó, xây dựng một mái ấm tốt đẹp và cải thiện sức khỏe đáng kể.

Củng cố sự nghiệp gia chủ

Chắc hẳn mọi người đã quen với hình ảnh các sĩ tử sắp bước vào kỳ thi quan trọng thường ghé tới Văn Miếu Quốc Tử Giám sờ đầu rùa. Hình thức này mang ý nghĩa thỉnh lộc, mong mỏi con cháu được ghi danh “bảng vàng”. Hơn nữa, bản thân loài rùa là linh vật có quãng thời gian sống lâu dài, mạnh mẽ nên trí tuệ và sự minh triết được hàm chứa sâu thẳm.

nếu muốn mở rộng con đường thăng tiến vững chắc, củng cố vị trí công việc chắc chắn bạn không nên bỏ qua linh vật này. Bạn có thể đặt ở trong không gian phòng làm việc để tối ưu công năng của rùa phong thủy.

4. Cách dùng rùa phong thủy đem tới tài lộc, may mắn

Hướng dẫn chọn rùa phong thủy

Rùa phong thủy hiện nay được sáng chế và tạo hình từ nhiều chất liệu khác nhau. Do đó, mọi người có thể lựa chọn tùy vào sở thích bản thân. Ví dụ như rùa đen hắc quy đem lại thuận lợi, may mắn trong sự nghiệp, biểu tượng về tinh khí đất trời. Hoặc rùa ngọc tự nhiên, một biểu tượng về tinh khí của đất trời, với thiết kế tinh xảo mang tới nguồn năng lượng tốt cho gia chủ. 

Hướng dẫn đặt rùa chuẩn phong thủy

Làm thế nào để đặt rùa phong thủy chuẩn nhất? Theo các chuyên gia, bạn nên đặt rùa hướng đầu ra phía bên ngoài nhằm đón tài lộc về nhà. Gia chủ nên chọn rùa làm bằng gỗ, sức nếu muốn đặt hướng Đông, Bắc. Chọn rùa gốm nếu muốn đặt hướng Đông Bắc, Tây. Chọn rùa làm từ đồng nếu đặt ở hướng Tây, Tây Bắc. Ý nghĩa của mỗi hướng đặt tượng rùa sẽ khác nhau về mặt phong thủy.

  • Đặt tượng rùa phong thủy hướng Đông Nam, hướng Nam: Giúp tiền tài phát triển, bảo vệ của cải.
  • Hướng Đông: Cải thiện sức khỏe gia đình.
  • Hướng Tây: Con cái học hành chăm ngoan, nghe lời mẹ cha.

5. Lưu ý khi dùng rùa đá phong thủy

  • Đặt rùa đá phong thủy ở phòng khách nên hướng ra ngoài phía cửa để hút tài lộc. Hướng chính điện đầu rùa về cửa lớn nhằm nâng cao vận trình tài lộc, thu nạp tài khí bốn phương.
  • Đặt rùa đá phong thủy ở phòng ngủ cần hướng về phía trong, quay đầu về phía đuôi giường hoặc ra cửa phòng. Điều này giúp hấp thụ linh khí tốt vào chủ nhân, thuận lợi về mặt tài lộc và tốt cho sức khỏe.
  • Có thể trưng bày rùa cùng một số tượng thần khác như tượng Phật, Thần Tài, tượng Bồ Tát. Rùa là loài linh thú lành tính, cát lợi nên dễ dàng bài trí cùng các tượng phẩm tăng ý nghĩa hộ thân.
  • Tuyệt đối cấm kỵ việc trưng bày lưng rùa hướng xuống dưới, bụng hướng lên trên. Vì như vậy sẽ khiến tài lộc tan biến hết.

Trên đây là những ý nghĩa, công dụng về rùa phong thủy cho những ai đang tìm hiểu. Hy vọng rằng bài viết của Phong Thủy Dịch Lý đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hay và dễ dàng lựa chọn linh vật trang trí.

Bài viết liên quan:

Bình Thanh Long – Thầy Sỹ phong thuỷ

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn
Scroll to Top