Quản Lộ là người tinh thông bát quái, kinh dịch, nhân tướng,…Trên thông thiên văn dưới tường địa lý, thông hiểu được cả tiếng muông cầm hạ thú. Người được Tào Tháo hỏi việc và sự linh ứng kinh ngạc.
Cuộc đời ngắn ngủi của Kỳ Nhân Quản Lộ:
Quản Lộ tự là Công Minh, sanh năm Canh Dần, hiệu Kiến An thứ 15(210). Người quận Bình Nguyên, nay là Sơn Đông. Xưa kia quận Bình Nguyên thuộc nước Nguỵ (Nguỵ thời Tam quốc phân tranh)
Cha Quản Lộ là người làm huyện trưởng. Khi đã là thuật sĩ có tiếng, Quản Lộ chỉ có được cho một chức nhỏ trong huyện.
Khi còn nhỏ Quản Lộ đã thích Thiên văn, có khi suốt đem không ngủ, chỉ nằm ngửa ra ngắm trăng sao di chuyển, lu mờ sáng chói như thế nào?
Lớn lên Quản Lộ học Lý số rất sáng, tinh thông hơn người. Và còn giỏi dịch học, phán đoán không việc nào không trúng.
Sau này khi lớn lên, phàm là Kinh Dịch, phong giác thuật, bói tướng v..v.. ông đều học rất tinh thông. Ông tính toán rất chuẩn xác, khiến người đời kinh ngạc và cũng để lại rất nhiều câu chuyện thần kỳ.
Mọi người sĩ phu thấy tiếc cho tài năng của Quản Lộ nên đề cử vị trí cao hơn.
Đến năm Chánh Thuỷ thứ 9 (248), Lộ được cử Tú Tài. Tuy nhiên đến Chánh Nguyên thứ 2 (255) đương chức Thiếu phủ thừa.
Đến đúng tháng 2 âm lịch năm 256 thì ông mất. Thọ 48 tuổi.
Tính cách của Kỳ Nhân Quản Lộ:
Quản Lộ có khuôn mặt xấu xí, lại thích uống rượu, tính khí vô thường bất định.Thường hay uống rượu, ăn nói thì không quan tâm thân phận cao thấp.
Nói chung Quản Lộ không lấy chức danh hay địa vị làm trọng. Cho dù mọi người yêu mến nhưng cũng không kính ông. Nhưng ông không lấy đó làm buồn.
Bản tính Quản Lộ hỉ xả, không oán hận ai, thù ghét ai cả. Mà bản thân Quản Lộ muốn chính phước đức báo lại ân oán.
Đặc biệt Quản Lộ rất hiếu thảo với cha mẹ, hết lòng vời huynh đệ. Và hoà đồng với mọi người, bạn bè yêu mến.
Tôn chỉ cuộc đời Quản Lộ là cho đi, nên những kẻ sĩ dù không thích hay ganh tỵ với tài của ông, không thích cách nói của ông. Nhưng đều chịu nể phục Quản Lộ.
Quản Lộ cho rằng đời này không có thuật sĩ nào trên đời để so tài trí nên đành chịu ôm hận. Chứng tỏ Quản Lộ là người tài trí hơn hẳn người phàm thời bấy giờ. Nhưng tôi xin nói thêm có thể đời đời sau khó nổi lên một Dị Nhân Kỳ Tài như vậy.
Con đường học thuật của Kỳ Nhân Quản Lộ:
Lúc 15 tuổi theo cha đến nha môn, tình cờ đọc Kinh Thi, Luận Ngữ, Kinh Dịch,…thì ông có cơ duyên đến với học thuật khi còn trẻ. Đồng thời bộc lộ được tài năng, được người thời bấy giờ coi như một thần đồng.
Quản Lộ yêu thích thiên văn, rất giỏi ăn nói, thích tranh luận với mọi người về văn, Dịch, bói mai rùa, bói cỏ thi, nhân tướng học,…
Quản Lộ có cơ duyên theo học Quách Ân về Kinh Dịch, rồi thọ giáo thêm cả thiên văn.
Chưa qua một năm, sư phụ không còn kiến thức dạy cho Quản Lộ nữa. Có những chuyện thầy Quách còn hỏi ngược Quản Lộ nữa.
Kinh Dịch xưa là dùng cỏ thi để bói. Quản lộ bói có luận cho mọi người về sống chết, giàu nghèo. Không ai là không phục về tài đoán trúng của Quản Lộ.
Quản Lộ học Chu Dịch và nắm bắt rất nhanh với tài năng thiên phú. Quản Lộ dựa vào tiếng gió, tiếng chim kêu, loài vật hú, bói cỏ thi, mai rùa,…để luận đoán mọi sự lành dữ.
Khi Quản Lộ còn ở quê nhà, thì không biết bao nhiêu mà kể về tài liệu đoán như Thần của Quản Lộ.
Những dự đoán làm người đời kinh ngạc của Kỳ Nhân Quản Lộ:
Câu chuyện về Quách Ân:
Câu chuyện về Quách Ân có 3 anh em khi cha mẹ sinh ra không bị tật, nhưng một thời gian sau thì cả 3 người đều khị tật khoèo chân.
Quách Ân mời về nhà trà rượu, sau đó hỏi nhỏ tại sao, Quản Lộ dùng cỏ thi bói một quẻ. Quản Lộ luận rằng:
Trong phần mộ gốc có một oan hồn, Xưa kia đói kém, bị các anh tranh ăn mấy thăng gạo mà xô người này xuống giếng.
Nghe tiếng kêu biết chưa chết, thì thay nhau ném đá xuống cho vỡ đầu. Mà người này không ai xa lạ mà bà cô thân thuộc trong dòng tộc.
Quách Ân mới thú nhận tội và xin hoá giải. Quản Lộ nói: Trời đã phạt tới mức này là đã đủ, nên không cần hoá giải. Nói rồi phất áo đi ra.
Quản Lộ không những bói quẻ sáng như Thần mà cách giải quyết cũng khiến nguời đời kinh ngạc.
Câu chuyện về tìm hươu mất trộm:
Chuyện rằng: Có người mất trộm hươu, nhờ Quản lộ bói một quẻ.
Quản lộ bói xong, bảo với chủ con hươu: Người lấy trộm hươu ở ngôi nhà…Ngươi đến nhà phía đông, đem theo viên ngói đã hươ qua bếp lửa.
Lén đặt viên ngói ở đầu đòn thứ bảy, gần chỗ cối xay gạo. Cứ làm như thế, trưa mai sẽ có hươu mà dắt về nhà.
Y lời. Chủ hươu vâng lời làm theo lời dặn. Bỗng nhiên tối hôm đó vợ tên trộm đau đầu dữ dội, nóng ran khắp người.
Sáng ra tên trộm đến gặp Quản Lộ xin hỏi tại sao? Quản Lộ bảo rằng bị ma ám. Và bảo muốn hết bệnh thì ngươi nhớ rằng: Cái gì không thuộc về mình thì đem đến đây tôi trả dùm, khắc hết.
Quản Lộ dặn chủ hươu dắt hươu về, sau lại dặn ngầm lén đi gỡ miếng ngói ra. Vợ tên trộm hết đau đầu như phép lạ, mừng rối rít.
Câu chuyện về huyện lệnh Tín Đô:
Tín Đô huyện lệnh kinh hãi khi đàn bà trong nhà thay nhau bệnh tật. Ông ta nhờ Quản Lộ bói cỏ thi cho một quẻ.
Bói xong Quản Lộ nói: “Góc Tây của gian nhà anh, tôi thấy có 2 đàn ông, 1 người cầm mâu, 1 người cầm cung tên.
Người cầm mâu thì muốn đâm mâu vào đầu, nên đầu đau nặng không nhấc lên được.
Còn người cầm cung tên muốn nhắm bắn vào bụng, nên bụng đau quặn không thể ăn uống được
Các bà này chỉ bệnh về ban đêm thôi, vì 2 người này ban ngày rong chơi, đêm về mới hành sự.
Người nhà thất kinh vì không hiểu tại sao Thầy lại biết bệnh và thời gian nào bệnh?
Cho người đào nhà lên, sâu những 8 thước, thấy 2 chiếc quan tài chôn dưới đó. Và có đúng 2 thây người lính chết trận, tay cầm cái mâu rỉ sét và người kia cầm cung tên đã mục nát.
Đem 2 thây đó chôn ra ngoại thành thì người nhà khoẻ hẳn, Không còn bệnh đau đầu và đau bụng nữa.
Câu chuyện giúp chàng trai tìm vợ bị thất lạc:
Ở Lạc Dương, có chàng trai đang đi giữa đường lạc mất vợ. Đến nhờ Quản Lộ bói tìm giúp.
Bóc quẻ xong bèn bảo anh ta: “Vào sáng hôm sau, ra cửa Đông đứng đợi. Khi nào có người vác con heo sữa đi ngang qua thì kéo lại. Rồi níu lại mà đánh nhau với người ấy”
Y lời, vừa ngạc nhiên vừa khó hiểu nhưng chàng trai cũng làm theo.
Thành ra hai người xảy ẩu đả, khiến con heo con xổng ra bỏ chạy. Mọi người đuổi theo để bắt, con heo chạy vào một ngôi nhà vắng chủ.
Cả đám đông xô vỡ làm cái vò lớn của chủ nhà, người vợ từ trong vò bước ra. Thì ra cô vợ bị bắt về nhốt trong vò lớn đậy kín bằng cái rổ lớn có dằn đá bên trên.
Câu chuyện về hoá giải hoả tai:
Quản Lộ về thăm viếng láng giềng ở quận Bình Nguyên. Gặp người chủ nhà cứ bồn chồn lo buồn vì mấy lần gặp hỏa tai.
Nghe chủ nhà kể và hỏi, Quản Lộ bói cho một quẻ dịch rồi bảo chủ nhà rằng:
Ngày mai ra đường phía Nam, sẽ tìm một cậu học trò đầu đội vành khăn, đi bằng chiếc xe trâu. Cố mà giữ anh ta lại qua đêm thì sẽ dứt tai vạ.
Chủ nhà làm theo, bất chấp học trò nói có việc gấp xin đi, Chủ nhà cố giữ lại cho bằng được.
Học trò lo quá không biết chuyện gì sinh nghi, sợ quá không dám ngủ ở nhà trong.
Xuống bếp lượm được cây dao ra gần cửa, lưng dựa vào vách bếp gần đống củi mà nhắm mắt cầm chừng.
Chợt có con vật nhỏ xông đến trước mặt anh học trò, trên tay cầm lửa. Học trò hoảng sợ, giơ dao chém càn chém đại chết con vật ấy.
Thì ra là con cáo thành tinh cầm lửa vào nhà. Từ ấy chủ nhà không gặp hỏa tai nữa.
Câu chuyện về dự đoán tuổi thọ của chính mình:
Em trai của Quản Lộ hỏi anh mình: Đại tướng quân đối đãi với anh có vẻ hậu, vậy anh có muốn giàu sang không?”
Quản Lộ buột miệng than: Ta không thọ được bao nhiêu, gánh chức quan giàu sang để làm gì!?
Quản Thần hỏi vì sao, Quản Lộ đáp: Nhân tướng của tôi đều là bằng chứng không sống lâu.
Mà bản mệnh của Lộ tôi ở Dần, còn sanh vào đêm nguyệt thực. Không thể tránh khỏi mệnh Trời. Chắc không sai đâu.
Quả nhiên, đến tháng 2 âm lịch năm sau (255), Quản Lộ mất, hưởng thọ 48 tuổi
Quản Thần cho biết Quản Lộ sau khi đến kinh thành, đạt được tiếng tăm và quyền thế to lớn.
Kẻ quyền quý ai ai cũng muốn cùng Quản Lộ kết giao, khách khứa nườm nượp nhưng Quản Lộ không phân biệt sang hèn, trên dưới phân biệt.
Quản Lộ đều lấy lễ mà tiếp đãi, và nếu không yểu mạng, thành tựu của Quản Lộ không thể đếm hết nổi.
Chính Thừa Tướng Tào Tháo cũng có thỉnh giáo Kỳ Nhân Quản Lộ:
Có lần Tào Tháo tự cảm thấy trong lòng lo lắng, nên phát bệnh nặng, thuốc thang bao nhiêu cũng không bớt.
May mời được Quản Lộ. Tào Tháo chỉ hỏi hai việc: thứ nhất là sức khoẻ của minh. Thứ hai là việc thiên hạ như thế nào?
Quẻ thứ nhất Quản Lộ bảo: Không sao, chỉ vì mắc bệnh ảo giác do ảo thuật của Tả Từ mà thôi.
Quẻ thứ hai, Quản Lộ đáp: “Ba tám tung hoành, heo vàng gặp hổ. Định Quân hướng Nam, đả thương một chân”.
Tào Tháo xin giải thích thêm nhưng Quản Lộ xin cáo từ:”Xin ngài từ từ trải nghiệm”
Nóng lòng Tào Tháo hỏi thêm về người thừa kế sau này của mình. Quản Lộ đáp: “Sư tử trong cung, dẹp an thần vị. Vương đạo cách tân, tử tôn cực quý”.
Sau ứng việc Tào Tháo toát mồ hôi với câu: ba tám là 24. Nghĩa là năm Kiến An 24. Hạ Hầu Uyên chết trên đỉnh núi Định Quân…
Rồi sư tử trong cung chính là con trai của Tào Tháo – Tào Phi lên ngôi.
Những Trước tác của Quản Lộ:
Người đời sau này công nhận những trước tác và xem như là kiến thức kinh điển cho đời sau:
Chu Dịch lâm có 4 quyển,
Điểu tình nghịch chiêm có 1 quyển
Chu Dịch thông linh quyết có 2 quyển,
Chu Dịch thông linh yếu quyết có 1 quyển.
- Ngày nay đều không còn.
Xin cám ơn quý vị đã xem. Thật ra còn rất nhiều nhiều câu chuyện kỳ bí của Kỳ Nhân Quản Lộ. Người xứng danh là Tiên sư phong thuỷ đầu tiên của loài người.
Bài viết liên quan:
Bình Thanh Long – Thầy Sỹ phong thuỷ .