Ngũ hành là gì?
Ngũ hành là 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ.
Vũ trụ đã vận động không ngừng, biến đổi và chuyển hoá từ trạng thái này sang trạng thái khác. Chính điều đã hướng loài người nhận thức sơ khai trong quá trình phát sinh của vũ trụ. Con người mong muốn giải nghĩa cho chính mình sự hình thành của vật chất và sự tương tác.
Định nghĩa chuyên sâu về ngũ hành:
Theo thuyết “Thái cực đồ” đã viết: Thái cực động sinh Dương. Động tới cùng cực sẽ tĩnh, tĩnh sẽ sinh Âm, tĩnh đến cùng cực sẽ động. Một động một tĩnh, cùng làm căn bản cho nhau. Đến lúc Dương động, Âm hợp thì có ngũ hành.
Ngũ hành là gồm: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đối với các môn khoa học và Huyền thuật đông phương, ngũ hành là nguyên lý căn bản. Thuyết này cho rằng mọi vật thể trong vũ trụ đều cấu tạo bởi 5 hành này:
- Nước (hành Thủy)
- Đất (hành Thổ)
- Lửa (hành Hỏa)
- Cây cối (hành Mộc)
- Kim loại (hành Kim)
Sự phát triển, biến hóa của sự vật đều do ngũ hành tương tác với nhau. Do đó nắm vững tính chất, mối quan hệ, tương tác giữa các ngũ hành rất quan trọng. Vì ta sẽ hiểu được vượng, suy, được, mất, hung vượng, suy tàn của sự vật.
Ngũ hành bao hàm vạn vật
Ngũ hành tương sinh là gì?
Mọi vật thể muốn phát triển cần được sự hỗ trợ, nuôi dưỡng từ vật thể khác. Do đó, quan hệ tương sinh là biểu hiện tăng trưởng của sự vật. Tương sinh thể hiện trong 2 phương diện: cái sinh ra nó, cái nó sinh ra. Nói dễ hiểu là giống như mẫu và tử (mẹ và con).
Nguyên lý tương sinh như sau:
Mộc sinh Hỏa: Mộc (Cây khô) cháy sinh ra lửa, Hỏa lấy Mộc làm nguyên liệu đốt.
Hỏa sinh Thổ: Lửa nóng thiêu đốt mọi thứ thành tro bụi, tro bụi vun đắp thành đất.
Thổ sinh Kim: Kim loại, quặng được hình thành từ trong đất (do lửa nóng đốt cháy mọi thứ trộn lẫn với nhau, trong đó có kim loại, quặng).
Kim sinh Thủy: Kim loại nếu bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra dung dịch ở thể lỏng (Thủy). Thực ra trong phản ứng cháy, có phản ứng hoá học giữa 2 nguyên tử H (hydro) và O (Oxy) cũng cho sản phẩm là nước. Tuy nhiên nước nóng bốc hơi, sau đó ngưng tụ thành nước (đó là Thuỷ)
Thủy sinh Mộc: Đương nhiên rồi, ai cũng biết nước duy trì sự sống của cây, hỗ trợ cho cây tăng trưởng
Tuy nhiên nếu sinh ra mà không cân bằng, quá ít hoặc quá nhiều cũng chưa được gọi là tương sinh nhé. Sinh nhiều quá sẽ còn được gọi là phản sinh.
Vòng tương sịnh ngũ hành
Ngũ hành tương khắc là gì?
Là sự khắc chế, cản trở sự tăng trưởng. Nếu khắc chế thái quá, mọi vật có thể bị sát phạt, khắc chế sẽ đi đến chỗ tàn, suy, thoái hóa. Ở đây vẫn biểu hiện: cái nó khắc và cái khắc nó. Do đó quan hệ tương khắc là biểu hiện sự suy vong, hủy diệt của sự vật.
Thủy khắc Hỏa: Nước nhiều sẽ dập tắt lửa ít.
Hỏa khắc Kim: Lửa mạnh, lớn sẽ nung chảy kim loại. Ví dụ điển hình như công việc của thợ rèn dao, búa,…
Kim khắc Mộc: Kim loại được trui rèn thành dao lớn dày (qua lửa nung, chế tác), dao lớn dày sẽ chặt được cây.
Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng (các thành phần nguyên tố đa lượng và vi lượng), khiến đất mất chất, trở nên khô cằn.
Thổ khắc Thủy: Đất nhiều hút thấm nước, có thể ngăn chặn được dòng chảy của nước (nước vừa phải).
Và nếu khắc chế mà khắc chế quá. Ít hoặc quá nhiều cũng chưa được gọi là tương khắc nhé. Hành bị khắc quá lớn hơn hành khắc nó. Còn được gọi là phản khắc.
Ngũ hành tổng hợp
Ngũ hành phản sinh là gì?
Có cái sinh ra mình là hỗ trợ cho sự phát triển, sự chuyển trạng thái. Tuy nhiên lượng và chất sinh ra lớn quá sẽ dẫn đến tai hại. Gọi là phản sinh.
Ví như đứa trẻ cần thực phẩm, nước, khí để khôn lớn. Mà chúng ta cho ăn uống hít thở dồn dập cũng sinh bệnh tật.
Kim cần Thổ sinh nhưng Thổ nhiều quá, Kim bị vùi lấp trong Thổ (như quặng dưới lòng đất).
Thổ cần có Hỏa sinh, nhưng Hỏa nhiều Thổ thành than, thành tro bụi.
Hỏa cần Mộc sinh, Mộc nhiều quá làm Hỏa bị nghẹt (nhét củi thật nhiều vào trong lò, hết chỗ cho thoát khí thì làm sao cháy).
Mộc cần Thủy sinh, nhưng Thủy nhiều thì Mộc úng thủy, chết. Hoặc bị trôi dạt.
Thủy cần Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.
Ngũ hành phản sinh
Ngũ hành phản khắc là gì?
Khi cái nó khắc mà có nội lực lớn hơn nó, hẳn sẽ khiến cho nó bị tổn thương. Giống như hình ảnh châu chấu đá xe. Không còn khả năng khắc hành khác nữa, thì gọi là phản khắc.
Cụ thể như sau:
- Kim khắc Mộc, nhưng Mộc quá cứng khiến Kim bị gãy.
VD dùng cây kim cưa cây cổ thụ. Biết bao giờ cây đổ. Hoặc trong việc cưa xẻ gỗ, lâu lâu người thợ cưa lấy lưỡi cưa ra mài giũa.
- Mộc khắc Thổ nhưng Thổ nhiều, Thổ cứng quá, cứng như đá sẽ khiến cây không ăn vào trong đất (Mộc suy yếu).
- Thổ khắc Thủy nhưng Thủy nhiều, tràn bờ, xoáy nước sẽ khiến Thổ bị sạt lở, xói mòn.
- Thủy khắc Hỏa nhưng Hỏa quá nhiều thì Thủy cũng phải cạn.
VD: Dùng nước dập lửa trong đám cháy. Khi nước gặp lửa tức là sẽ có phản ứng phân hủy. Nước phân tích thành hydro và oxy. Hai thành phần này lại là nguyên tố chính cho phản ứng cháy. Vậy đám lửa như được tiếp thêm nhiên liệu. Bùng to hơn.
- Hỏa khắc Kim nhưng Kim nhiều Hỏa sẽ bị dập tắt.
Tựu chung lại, ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ không chỉ tồn tại các quy luật tương sinh, tương khắc. Mà còn có cả trường hợp phản sinh, phản khắc xảy ra.
Ngũ hành phản khắc
Tổng hợp lại, ngũ hành không chỉ tương sinh và tương khắc. Mà còn trường hợp phản sinh và phản khắc. Tuy nhiên trong tự nhiên hay trong hoạt động của con người với vạn vật cần có sự hài hoà giữa: tiết chế và sinh trưởng
Bên cạnh ngũ hành tương sinh, tương khắc. Chúng ta cần xét đến ngũ hành phản sinh phản khắc xảy ra nữa. Biết hết được điều này. Thì việc ứng dụng trong mọi sự vật đạt độ tinh xảo.
Qua đây, ta biết được các mối quan hệ trong vạn vật vũ trụ, từ đó có cái nhìn bao quát. Tổng quan và tinh tế hơn về sự vật, con người.
Nếu chỉ có sinh mà không có khắc thì sự phát triển không ngừng, sẽ tác hại không cùng. Ngược lại nếu chỉ có khắc mà không có sinh thì vạn vật làm sao nảy nở, phát triển. Do đó, sinh và khắc tạo ra quy luật chế hóa không thể tách rời.
Đặc tính của ngũ hành:
- Không ngừng vận hành, chuyển đổi, chuyển hoá.
- Ngũ hành không bao giờ mất đi, mà nó luôn tồn tại bất chấp thời gian, không gian. Nó chỉ vượng suy theo vòng khép kín vận động của vũ trụ. Là nền tảng, là động lực cho vạn vật vận hành và sinh trưởng.
Ứng dụng của ngũ hành:
Tất cả vạn vật trong vũ trụ đều là âm dương. Mà ngũ hành có được từ âm dương tiêu trưởng. Sự biến hoá của vạn vật tạo nên ngũ hành. Vậy nên ngũ hành là tổng thể các phương diện trong cuộc sống.
Các ngành nghề ứng dụng ngũ hành như: nghiên cứu tiềm năng con người, thiên văn, võ thuật, y học và sức khoẻ đời sống, dự đoán học. Và: các ngành khoa học ứng dụng về phong thuỷ, tử vi, tứ trụ, dịch lý Việt Nam, phong thuỷ dịch lý…
Có nghĩa ngũ hành luôn tồn tại, không bao giờ mất đi. Mà nó chỉ chuyển hoá từ trạng thái này sang trạng thái khác. Và cứ thế mãi mãi. Với góc độ bài viết này, tôi xin trình bày một vài khía cạnh liên quan đến ngũ hành.
Ngũ hành có thể giúp chúng ta ứng dụng trong cuộc sống theo thời tiết, mùa vụ:
Ngũ hành với mùa xuân
Ngũ hành với mùa hạ
Ngũ hành với mùa thu
Ngũ hành với mùa đông
Ngũ hành với cơ thể người:
Cũng với quy luật tương sinh, tương khắc của ngũ hành. Cơ thể con người cũng theo quy tắc đó:
Can (Mộc) sinh Tâm (Hoả)
Tâm (Hoả) sinh Tỳ (Thổ)
Tỳ (Thổ) sinh Phế (Kim)
Phế (Kim) sinh Thận (Thuỷ)
Thận (Thuỷ) sinh Can (Mộc)
Vòng tương sinh của ngũ hành
Can (Mộc) khắc Tỳ (Thổ)
Tỳ (Thổ) khắc Thận (Thuỷ)
Thận (Thuỷ) khắc Tâm (Hoả)
Tâm (Hoả) khắc Phế (Kim)
Phế (Kim) khắc Can (Mộc)
Ngũ hành tương khắc
Khác với nhiều phương pháp điều trị bệnh khác. Đông y không phải đau đâu chữa đấy. Cứ một cơ quan bệnh theo nguyên lý ngũ hành, thầy thuốc Đông y bổ – tả phù hợp theo nguyên lý ngũ hành giữa các cơ quan nội tạng.
Ngũ hành với ăn uống và sinh hoạt:
Ngoài ra các bạn còn tự lên kế hoạch chăm sóc bản thân và gia đình.
- Nếu ăn mặn quá sẽ hại tim và ruột non (hành hoả), mặc dù mặn sẽ đi vào thận (hành thuỷ).
- Nếu ăn phải vị đắng mà chẳng may thức ăn nướng cháy quá sẽ hại phổi (hành kim) và ruột già (hành kim), dù vị đắng đi vào tim (hành hoả).
- Nếu ăn vị cay nồng đi vào phổi (hành kim), nhưng quá cay sẽ ảnh hưởng đến gan (hành mộc).
- Ăn phải đồ chua quá sẽ hỏng tỳ vị (hành thổ), nhưng đúng ra vị chua đi vào gan (hành mộc).
- Ăn ngọt quá sẽ hại thận và bàng quang (hành thuỷ) trong khi vị ngọt đi vào đúng dạ dày.
Ngũ hành với sức khoẻ
Dựa vào ngũ hành có thể điều trị tâm lý, thần kinh:
Chẳng may, người thân chúng ta bị stress hoặc có vấn đề về tâm lý thần kinh. Khoan hãy đưa đến bác sĩ điều trị thần kinh. Mà hãy quan tâm đến vấn đề ăn uống theo âm dương ngũ hành. Lý do là do thiếu sự cân bằng ngũ hành trong ăn uống thực phẩm dinh dưỡng.
Cảm xúc chính là sự chuyển đổi năng lượng của ngũ hành. Mà sự chuyển đổi năng lượng có sự mất cân bằng
Cảm xúc (Emotion) cũng có nghĩa tương đồng energy in movement (năng lượng chuyển động).
Vậy lý do chính trong tâm lý là: do quá thẳng thắn sẽ ảnh hưởng đến tình yêu thương. Hay vui mừng thái quá sẽ đánh mất nhân cách. Bạn sẽ mất sự trung thực khi cố tỏ ra đạo mạo. Chứng cuồng loạn là do giận dữ, mà cuồng loạn sinh ra sự hoang mang, đau khổ. Nó cứ tiếp diễn…rồi tạo ra buồn rầu tuyệt vọng, rồi sinh ra lo sợ. Và lo sợ là nguyên nhân tạo nên sự giận dữ.
Chính lo sợ tạo nên sự giận dữ (ảnh minh hoạ)
Như vậy một hành động, một cảm xúc nào đó chúng ta sẽ tạo ra một cảm xúc tương ứng. Và ứng dụng chìa khoá này, các bạn sẽ vui mừng, hạnh phúc khi thấy có một người bạn mình thẳng thắn.
Tương tự, lòng từ bi tạo nên phẩm cách, tôn trọng tạo nên sự thích ứng. Sự thích ứng tạo nên sự thẳng thắn.
Chính tình yêu thương là năng lượng có phép chữa lành
Vậy để không bị thất vọng về mình, bạn hãy yêu thương họ. Và một người nào đó không có cảm giác lo sợ, bạn phải có phẩm cách. Để không bị người bệnh nhân cuồng loạn, chúng ta cần thẳng thắn và nhẹ nhàng. Và không để bị đau khổ, ta cũng rất cần những niềm vui, sự sung sướng.
Ta cũng có thể kích hoạt hay cân bằng các cảm xúc bởi cách dùng những kích thích cảm xúc khác để hoá giải.
Ngũ hành với phong thuỷ:
Người thầy phong thủy hiểu biết về nguyên lý ngũ hành. Họ không máy móc áp dụng tương sinh tương khắc. Mà nắm rõ thêm việc có phản sinh, phản khắc. Vận dụng nguyên lý này qua ví dụ: Thủy vượng thì kích Thổ để chế hóa. Nhưng cũng có khi kích Mộc vượng nhằm Thủy sinh Mộc. Thủy yếu đi.
Gương cầu lồi hoá gỉải có tác dungj thu nhỏ sát khí
Chuông gió kim loại làm tiết chế sát tinh hành Thổ.
Vậy quan trọng nhất là kích Thổ đồng thời kích Mộc bao nhiêu. Để mang lại sự quân bình. Đó cũng là sự quân bình Âm Dương. Bên cạnh đó, nếu vận dụng được ngũ thần trong mọi việc. Lúc này mọi mối quan hệ nâng tầm cao nhất.
Hiện nay, theo trường phái phi tinh huyền không vận 8 (từ năm 2003 đến năm 2023). Sao Nhị hắc Thổ và Ngũ hoàn Thổ là sát khí hành Thổ. Theo nguyên lý tương khắc, chúng ta dùng Mộc khắc Thổ, cũng không sai, nhưng hiệu quả kém và thiếu thẩm mỹ.
Chúng tôi sử dụng chuông gió treo đúng những cung có cặp sao này. Hoặc treo chuông ở lối đi, vì cặp sao này có thể đến mất kỳ giờ phút nào. Vì sao? Đó là nguyên lý tương sinh được ứng dụng. Thổ gặp Kim sẽ sinh cho Kim, Thổ suy yếu. Mà sát khí suy yếu coi như chúng ta đã hoá giải sát khí nhẹ nhàng.
Vậy quan trọng nhất là kích Thổ đồng thời kích Mộc bao nhiêu. Để mang lại sự quân bình. Đó cũng là sự quân bình Âm Dương. Bên cạnh đó, nếu vận dụng được ngũ thần trong mọi việc. Lúc này mọi mối quan hệ nâng tầm cao nhất.
Xin mời xem video: Tư vấn phong thuỷ nhà ở anh Giang – chị Phương ở đường Phú Lợi – TP Thủ Dầu Một.
Ngũ hành với dịch lý:
Một đối tượng, một sự việc chúng ta thấy muốn có sự cân bằng, giằng níu xung quanh rất nhiều sự tương tác. Ai cũng biết trái đất của chúng ta đang lơ lửng, không biết nó được bao lực trong vũ trụ “treo” được nó như vậy.
Có thêm một cách nhìn rộng hơn về ngũ hành, bởi vì trong vũ trụ còn nhiều yếu tố mà phân tích theo nguyên lý hoạt động của ngũ hành thì nó không phù hợp.
Quan hệ ngũ hành
Và tránh đi suy nghĩ “chết một nghĩa” tương sinh thì hạp, tương khắc thì xấu trong suy nghĩ của không ít người trong cộng đồng. Tôi xin đưa ra ví dụ:
A sinh ra tôi, bổ trợ cho tôi – B, A là nguyên thần.
Tôi – B sinh ra C, tôi nuôi dưỡng và bổ trợ cho C, tôi là nguyên thần của C, C là tiết thần. Vì C là hưởng năng lượng từ tôi – B.
Có D không thích tôi – B, luôn muốn lấy đi năng lượng của tôi. Thì D là kỵ thần.
Lại có E là thành phần mà tôi không thích, muốn lấy lại năng lượng từ E. Vậy là cừu thần.
Như vậy một đối tượng phân tích, chúng ta xem xét cả 4 yếu tố xung quanh:
A sinh B, hay A thương B.
B sinh C, hay B thương C.
D không thích B.
B không thích E.
Vậy theo định nghĩa ngũ thần thì:
- Hành Kim là tiết thần của Thổ. Do Thổ bổ trợ nuôi dưỡng cho Kim.
- Còn hành Mộc là kỵ thần của Thổ, muốn lấy năng lượng của Kim.
- Hành Hoả là nguyên thần của Thổ, Hoả truyền năng lượng cho Thổ.
- Hành Thuỷ là cừu thần của Thổ, vì Thuỷ mà Thổ hao tâm khổ tứ mà.
Vậy đến đây một hành Thổ, chúng ta phân tích để có sự cân bằng trong vạn vật. Xin mời mọi người tập phân tích theo cách nhìn mới hơn.
Đặc biệt là trong giao tiếp cho dễ làm quen. Và tôi sẽ phân tích và ví dụ cụ thể hơn một bài viết về Ngũ thần.
Ngũ thần – ngũ hành trong phong thuỷ dịch lý:
Trong hành trình tư vấn phong thuỷ cho gia chủ trong một cuộc đất hay một căn nhà. Chúng tôi vận dụng ngũ thần – ngũ hành vào trong quy trình tư vấn phong thuỷ.
Với một số câu hỏi như sau:
- Điều gì mà anh chị quan tâm nhất trong căn nhà này?
- Tình hình sức khoẻ của gia đình như thế nào?
- Công việc làm ăn ra sao?
- Con anh chị học ở đâu? Hoặc đang đi làm ở đâu?
Sau đó, chúng tôi tiến hành đo la bàn, đo diện tích. Thiết kế bản vẽ phong thuỷ. Rồi cùng ngồi tư vấn. Cũng dã mất khoảng 2 giờ làm việc. Sau đó về nhà thiết kế chi tiết để gửi cho khách hàng cùng lời tư vấn cụ thể, chi tiết. Cùng thêm một số gợi ý về vật phẩm phong thuỷ hoá giải…
Bản vẽ phong thuỷ
Tuy nhiên thời gian hoá giải, vị trí hoá giải trong nhà, con người hoá giải, gợi ý những chú nguyện điều gì,…
Tất cả đều dựa vào tứ lưu tinh bàn của trường phái phi tinh huyền không để chọn thời gian có tổ hợp vượng tinh đến. Đó là thời điểm có lợi cho khách hàng và mọi thành viên sống ở khu vực đó.
Dựa vào câu hỏi tình hình sức khoẻ để đề nghị phương Đông y phù hợp để hỗ trợ điều trị, hiệu quả, khoa học và vi diệu.
Chọn lựa thời gian theo quẻ dịch lý Việt Nam. Có 64 quẻ dịch thì chọn quẻ dịch ứng hợp cho gia chủ.
Vật phong thuỷ hoá giải hoặc tăng năng lượng bổ trợ, chúng tôi đều phân tích cho khách hàng theo nguyên lý ngũ thần – ngũ hành.
Xin mời xem thêm:
- Tư vấn phong thuỷ phi tinh huyền không có gì đặc biệt!?
- Ngũ thần là gì? Cơ chế của ngũ thần. Cách vận dụng hoá giải trong các quan hệ.
Xin cám ơn quý vị đã xem và suy nghĩ cùng chúng tôi – những con người dịch lý.
Bình Thanh Long – Thầy Sỹ phong thuỷ (biên soạn) – Quẻ Khảm – Tỷ