Kỳ lạ Bắc Kỳ anh cả, Nam Kỳ chỉ có anh hai, vì sao?

5/5 - (14 bình chọn)

Anh Hai đi đâu vậy anh Hai? Bác Cả mới đến ạ!

      Đây là vấn đề rất hay, nó tồn tại trong lịch sử Việt Nam thành một đặc trưng vùng miền độc nhứt vô nhị. Kiểu này trên thế giới hầu như không có.

     Trong lịch sử Việt Nam ta, Miền Bắc thì anh cả là số một, anh cả là thừa tự, có tiếng nói quan trọng trong dòng tộc.

    “Ba quan một chiếc là chiếc thuyền nan

     Có về là về với hội có gái ngoan gái ngoan tâm chồng

     Ô mơi dẫu tình rằng anh cả anh hai đây đấy ơi

     Cô cả cô hai đây đấy ơi”

(Dân ca Hà Nam)

       Trong Nam thì lớn nhứt là anh hai chị hai, thằng út thừa tự giữ bàn thờ ông bà cha mẹ, nhưng có chuyện lớn là anh hai, chị hai có tiếng nói quan trọng.

         Vì sao:

        1/ Có người nói rằng:

       Đoàn quân của Nguyễn Hoàng tiến vào Thuận Hoá năm xưa toàn con thứ, những người con cả phải ở lại quê hương giữ hương hoả. Cũng từ đó, người Nam nói về anh cả là để chỉ các người còn lại ở đất Bắc. Và những người đi lập nghiệp tại phía Nam đều là các anh hai, anh ba….

       Cái này sai. Là vì trong đoàn quân đó có rất nhiều người ôm cả họ hàng vào Nam, toàn gia vào Nam.

        2/ Một luồng giải thích nữa là từ gia tộc Nguyễn Kim.

       Người con lớn nhứt Nguyễn Kim tên là Nguyễn Uông là anh ruột của chúa Nguyễn Hoàng bị anh rể Trịnh Kiểm tranh giành quyền lực giết chết. Và con thứ Nguyễn Hoàng cùng gia quyến vô Thuận Hóa.

      Chúa Nguyễn Hoàng tôn kính với ngƣời anh cả Nguyễn Uông và chị cả Nguyễn Thị Ngọc Bảo. Nên Đàng Trong chỉ xưng là Hai, rồi kế tiếp là Ba,.. về sau thành thói quen.

      3/ Tuy nhiên cách giải thích này lại chỏi với cách giải thích xuất phát từ vua Gia Long.

       Khi chúa Nguyễn Ánh bôn tẩu trong Nam, người ta kêu con đầu lòng, hoàng tử đầu lòng của Nguyễn Ánh (hoàng tử Cảnh) là ông hoàng Cả. Thành ra sau khi hoàng tử Cảnh mất thì không ai kêu con mình là cả hết.

        Trong hoàng gia Việt Nam xưa, kể từ nhà Lý, nhà Trần. Con đầu tiên hay kêu là Hoàng trưởng tử, Trưởng công chúa chứ đâu có ai kêu là Hoàng tử cả, hoàng tử hai, hoàng tử ba.

       Hoàng gia có khi nào giới thiệu “Anh Hai, Chị Hai hay Anh Ba, Chị Ba” đâu mà kể.

        Bình Định có Sông Cả thì sao?

      Cách kêu con hai, ba, tư, năm là cách thông dụng của dân dã Nam Kỳ Lục Tỉnh thôi. Rất lạ là quan họ Bắc Ninh có kiểu kêu rất ngộ, vừa “liền anh liền chị”, vừa “anh hai, chị hai”.

        4/ Người ta không lý giải đặng lại đem vua Gia Long ra nói:

       Một lần ra Bắc nghe hát vua mới hỏi sao có liền anh,liền chị? Trả lời là tôn trọng anh cả, chị cả trong nhà. Vua kêu là chỉ được gọi là anh hai, chị hai.

       Từ đó nơi quan trường , lễ, hội thì gọi là anh hai ,chị hai. Khi hát ở làng vẫn gọi là liền anh, liền chị theo truyền thống.

      Thiệt ra cái chữ “liền anh,liền chị” cũng tối nghĩa, chẳng ai giải thích đặng.

       Trở lại vấn đề Nam Kỳ Lục Tỉnh mới thịnh hành kêu “Anh hai, anh ba, chị tư, chị sáu”.

      Tức là Nam Kỳ không được kêu tên cúng cơm. Kiểu kêu con Hồng, cô Mỹ, chú Tiến là kiểu kêu hỗn. Phải kêu thứ, chú hai, cô ba, thím bảy, mợ tám. Tới những lứa trẻ cũng kêu thứ: bé hai, bé chín, thằng chín, con mười, nhỏ mười hai.

       5/ Có cách lý giải Nam Kỳ không có cả. Vì hồi xưa cả vô Nam khai hoang ai dè bị cọp nó bắt mất. Từ đó làng kiêng chữ cả, bỏ cả vì xui quá. Nhưng cũng không logic, cọp bắt không riêng gì cả, ba, tư, sáu, bảy. Nó hốt hết ráo á.

        Cách này lý giải rằng Nam Kỳ có cách giải thích riêng của Nam, không lệ thuộc vào hoàng tộc, vào họ Nguyễn Phước.

       Có người nói kiêng cả vì “cả” là danh kêu con cọp, con cọp kêu là “Ông Cả Cọp” và được thờ trong đình làng đàng hoàng.

      Ngày nay tại Châu Bình Giồng Trôm còn lăng thờ Cả Cọp, có rượu Cả Cọp.

       Có làng kêu là “Hương Cả Cọp”, nhưng gặp cọp là đánh, giết chết nó bình thường, dân Nam Kỳ cũng đâu có vừa. Cọp dữ thì cả làng xúm đập, giết nó chết.

       Đại Nam nhứt thống chí chép “Mùa xuân năm Canh Dần 1770 đời vua Duệ Tông có con cọp dữ vào nhà người ở phía nam chợ Tân Kiểng, hai nhà sư Hồng Ân và Trí Năng đã diệt được cọp”.

     Trong xóm làng Nam Kỳ, trong ban hội tề làng xã vẫn có ông Hương Cả. Ông Cả là người lớn tuổi có uy tín và nhà giàu sang phú quý. Khi họp hội đồng làng, Cả nói tiếng nào ra tiếng đó, các thầy trong ban khoanh tay “bẩm cả” vang trời.

       Chính ông Hương Cả này là bằng chứng rõ ràng nhứt để nói rằng cách giải thích Nam Kỳ kỵ “cả”. Vì cả giữ hương hỏa ngoài Bắc là không hợp lý lắm. Kỵ thì phải xóa hết, xóa sạch chứ.

       Đừng lấy “Nhớ Bắc” của Huỳnh Văn Nghệ ra giải thích nhen, dân Nam không thấy nó là cần thiết:

        “Ai về xứ Bắc ta đi với

        Thăm lại non sông giống Lạc Hồng

        Từ thuở mang gươm đi mở cõi

        Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”

      Vậy giải thích vì sao Nam không có anh cả, Nam chỉ có “Anh Hai”?

        6/Tôi sẽ giải thích kiểu dân Nam Kỳ:

     Người Tàu nói Bát Quái, Kinh Dịch là của họ, nhưng họ nói chung chung, không có cơ sở nào chứng minh được là của Tàu.

    Phe Việt Dịch thì nói rằng ngoài Tiên Thiên và Hậu Thiên thì còn Trung Thiên, thảy đều của Việt.

   Người Tàu không biết từ thời điểm nào đã tiếp thâu được Kinh Dịch của Việt Nam nhưng chỉ biết được Tiên Thiên và Hậu Thiên.

   Kinh Dịch dạy hưướng Nam là hướng văn minh, trong khi dân Tàu sống thích ngồi quay mặt về hướng Đông.

    Kinh Thi là tác phẩm được sưu tầm từ Phương Nam bởi Khổng Tử.

   Người Tàu xưa dân du mục thảo nguyên không có văn minh, các dân tộc Bách Việt mới có văn minh.

Hà Đồ Lạc Thư
Hà Đồ Lạc Thư

     Hà Đồ Tiên Thiên Bát Quái có 10 con số là : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.

     Mặt trống đồng Ngọc Lũ thuộc dòng Đông Sơn có ghi rõ:

    Tính từ trung tâm ở giữa ra ngoài, mặt trống có 16 vòng có hoa văn. Trong 16 vòng có 4 vòng có hình ảnh, đó là vòng 1, 6, 8, 10

     16 x 4 = 64, tức 64 quẻ Kinh Dịch.

Chia ra gồm có cụ thể:

   Bắc từ vòng 1- 6 ,Nam 2-7, Đông 3- 8 ,Tây 4-9, Trung ương 5 – 10

   Năm con số dương = Trời là số lẻ : 1, 3, 5, 7, 9

Nếu chúng ta đem cộng hết thảy có kết quả như sau: 1+3+5+7+9 = 25

Năm con số âm = Đất là số chẵn là : 2, 4, 6, 8, 10

Ta đem cộng hết thảy có kết quả: 2+4+6+8+10 = 30

Total hết thảy âm và dương : 25 + 30 = 55

Con số 55 này là Trời-Đất như nhau, công bình và hiền hòa. Nhìn kỹ đi, 55 là hai số 5, trung dung, trung đạo.

Kinh Dịch có câu 參 天 兩 地 而 倚 數 ( Tham Thiên lưỡng địa nhi ỷ số” (Ba dương hai âm)

Tham tức là số 3, lưỡng là số hai.

Tham thiên lưỡng địa là “Ba Trời, hai đất giao duyên với nhau thì sẽ sanh ra những số khác”.

Thành thử ra người Việt mình hay thích cất nhà truyền thống ba gian hai chái, thuyết “Tham Thiên lưỡng địa” đó đa.

“Trời cao, Đất rộng”- “Trời tròn, Đất vuông”.

Trời là 3 (số dương) mà cộng với Đất là 2 (số âm) thì = 5

Lấy số 5 cộng số 2 là vạn vật thì = 7 là Đất Trời Vạn Vật giao hòa

Cụ thể:

      -Số 1 :

Quẻ số 1 trong Kinh Dịch là Thuần Kiền (Càn). Tượng trưng cho ngôi chí tôn, vị trí cao nhứt, độc tôn, là Trời chứ là ai nữa.

Đạo Đức Kinh của Lão Tử chép: “Đạo sanh nhứt, nhứt sanh nhị, nhị sanh tam, tam sanh vạn vật, vạn vật phụ âm nhi bão dương. Xung khí dĩ vi hòa”.

Dịch truyện – Hệ từ nói: “Hữu thiên địa, nhiên hậu vạn vật sanh yên” (Có trời đất, sau mới sanh ra vạn vật)

Ở thế gian, Vua là Thiên Tử nên cũng là số 1.

Số 1 trong Hà Đồ, trong trống đồng tượng trưng cho hướng Bắc. Bắc Kỳ không kêu con lớn là anh một là đọc chệch qua anh cả.

Bắc Kỳ không kêu đôi đũa bếp bự nhứt nhà là đũa một, mà kêu là đũa cả.

       -Số 2

Con số 2 là con số sau con số 1.

Quẻ số 2 trong Kinh Dịch là Thuần Khôn. Khôn à đất mềm dẻo, hiền hòa. theo lẽ sống an vui, thân thiện và khả năng thích ứng tốt.

Người Nam Kỳ kêu con lớn là anh hai, không có anh cả, số hai (Đất) là lớn nhứt. Vì dân Nam Kỳ đi khai hoang đất, tìm đất mới để sanh tồn mà tạo ra văn minh Nam Kỳ Lục Tỉnh. Nên đất trong tâm linh Nam Kỳ vô cùng quan trọng.

Chúng ta nhớ cúng kiếng của Nam Kỳ luôn có mâm đất đai, bàn thờ Nam Kỳ luôn có Ông Địa ở giữa nhà. Nam Kỳ cúng mùng 10 tháng Giêng là cúng đất đai, tạ ơn Chú Thổ.

Tức là Nam Kỳ lấy quẻ Thuần Khôn (đất) làm trọng

Cái bàn Thông Thiên thờ Trời có ở trước nhà là số 1. Cái bàn chỉ có một cái chân ốm nhách chổng lên cao là bằng chứng.

Có rất nhiều cách lý giải vì sao Nam Kỳ chỉ có anh hai, nhưng người ta quên mất yếu tố Dịch Học.

        Anh hai, chị hai là nền tảng Nam Kỳ vì khi sanh ra anh hai, chị hai là lúc người lưu dân đã có đất hoặc đang khai hoang làm ruộng, cày cấy trên đất mới rồi. Ông bà mình nói ổn định nhà cửa lấy vợ sanh con là vậyThành ra thứ 2 là lớn nhứt.

Và một yếu tố văn hóa chánh trị nữa:

Trong trống đồng, ta thấy người đi đầu giơ tay lên biểu thị khái niệm 1, tương ứng với lý số 1 của hướng Bắc trong Hà Đồ.

 

Trống đồng Ngọc Lũ
Trống đồng Ngọc Lũ

Trong khi người đầu hướng Nam đưa tay lên biểu thị khái niệm 2, tương ứng với số 2 của hướng Nam trong Hà Đồ.

Thành ra người Nam Kỳ biết rõ điều này, không xài số 1 (cả), họ xài số 2, kêu lớn nhứt là anh hai. Vì CHÚNG TA là NGƯỜI PHƯƠNG NAM từ trong thực tế tới tâm linh.

Trong Nam có từ duy nhứt cả là ông Hương Cả trong làng, ông này tượng trưng kiểu cúng kiếng, dạy đỗ, giữ giềng mối, trật tự , lễ nghĩa, liêm sĩ và đây là chữ cả duy nhứt trong Nam. Có lẽ là gợi nhớ cái xưa, cũng là kiêng dè Trời.

Bình Thanh Long (sưu tầm)

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn
Scroll to Top