Đại sư họ Thẩm nỗ lực và cơ duyên lần thứ hai:
Tới năm Đồng trị Qúy Dậu (tức năm 1873), họ Thẩm đã hai mươi sáu tuổi. Ông nghe đồn ở địa phương Vô Tích có một vị đại sư phong thủy rất nổi danh, tên là Chương Trọng Sơn. Cùng thuộc phái Huyền Không, tương truyền sở học phong thủy của tiên sinh Chương Trọng Sơn rất cao siêu. Một khi ông đã xem đất cho ai thì vận trình của con cháu họ đều được cải thiện.
Họ Thẩm tìm gặp hậu duệ của Chương Trọng Sơn:
Vì vậy, Đại sư họ Thẩm bèn cùng Hồ Bá An tới đất Vô Tích. Hỏi thăm hậu duệ của Chương Trọng Sơn về lý thuyết phái Huyền Không. Lúc bấy giờ họ Chương đã qua đời. Nhưng hai người ở đất Vô Tích nhiều tháng trời mà con cháu của Chương Trọng Sơn vẫn không tiết lộ lời nào. Cuối cùng họ Thẩm nghĩ ra một cách là dùng thật nhiều vàng bạc để mượn cuốn “ Trạch đoán” một ngày một đêm. Trạch đoán tức cuốn Âm Dương nhị trạch lục nghiệm. Quyển này do Chương Trọng Sơn trứ tác.
Trạch đoán do Chương Trọng Sơn trứ tác
Con cháu họ Chương thầm nghĩ trong thời gian ngắn như vậy thì không ai có thể hiểu nổi bí mật của phái Huyền Không. Huống hồ sách “Trạch đoán” chỉ ghi chép những chứng nghiệm thực tế. Mà không viết những bí quyết bài bố tinh bàn. Cho nên có đọc hết cuốn sách cũng chẳng làm được gì, thế là họ cho mượn sách để lấy vàng.
Mượn được sách, Đại sư họ Thẩm và Hồ Bá An suốt đêm không ngủ, nỗ lực chép hết cuốn “Trạch đoán” không sót một chữ. Sau khi họ rời Vô Tích, Thẩm Trúc Nhưng nghiên cứu không biết mệt mỏi. Nhưng thật đáng tiếc, ngày cứ trôi qua mà ông vẫn không hiểu được gì.
Thuật phong thủy của Chương Trọng Sơn là thuộc phái Huyền Không Phi tinh, Đại sư họ Thẩm vốn không chút căn cơ, tự mình tự nghiên cứu quả rất khó khăn. Tuy vậy ông vẫn không nản lòng, cứ nghiên cứu tiếp.
Họ Thẩm tìm ra bí quyết – Lường Thiên Xích:
Một ngày nọ, Đại sư họ Thẩm đọc sách Dịch lý tới đoạn viết về hình đồ Lạc Thư. Trong diễn giải về nguyên lý số 5 (Ngũ) nhập trung cung. Ông hốt nhiên thông suốt, hiểu ra quỹ tích của Tinh bàn Huyền Không Phi tinh là do Lạc Thư mà ra.
Cửu tinh di chuyển theo Lường Thiên Xích
Sau đó ông lại học rất nhiều sách diễn giải Dịch học. Đối với ông lúc này sở học của Chương Trọng Sơn đã không còn là điều bí ẩn. Sau đó ông mang cuốn “Trạch đoán” ra chú giải lại.
Trạch vận tân án do họ Thẩm chú giải
Thường ngày Đại sư họ Thẩm rất oán tiên sinh Tưởng Đại Hồng. Vì họ Tưởng được Vô Cực Tử chân truyền môn Huyền không. Nhưng tiên sinh chấp trước câu “Thiên cơ bất khả tiết lộ”. Vậy nên chỉ bí mật truyền thụ cho một số ít đệ tử. Đồng thời cấm đệ tử của mình phổ biến rộng rãi bí quyết này.
Vô Cực Tử đạo tiên sinh
Vì nguyên do đó, khi Đại sư họ Thẩm tự mình tìm ra bí mật này. Ông đã trứ tác và truyền bá rộng rãi sở học phong thủy của mình cho mọi người. Người theo học ông khá đông. Trong số đệ tử có con của ông là: Tổ Miên ( tự là Điệt Dân). Sau này Tổ Miên, Giang Chí Y, Hồ Bá An đã tham gia chỉnh lý di cảo của ông thành bộ “Thẩm thị Huyền Không học”.
Tuyệt tác của họ Thẩm – Thẩm Thị Huyền Không
Bình Thanh Long – Thầy Sỹ phong thuỷ ( Sưu tầm)