Đâu Là Cái Nôi Của Dịch Lý

5/5 - (26 bình chọn)

Đâu Là Cái Nôi Của Dịch Lý

(Trích Diễn Đàn Dịch Lý Việt Nam số 2)

Người đời thường chọn các biểu tượng để khẳng định chính mình. Khi chọn biểu tượng người ta có xu hướng chọn các dấu hiệu, hình ảnh gần gũi nhất, độc đáo nhất của mình. Ví dụ như chữ ký, thương hiệu, logo của các công ty hoặc huy hiệu của Hoàng gia các triều đại.Thông qua các biểu tượng đó cũng có thể thấy được phần nào chủ trương tính cách, hoài bão…của người chọn biểu tượng.

Trong văn hóa Việt Nam có truyền thuyết Âu Cơ và Lạc Long Quân (Tiên – Rồng). Đặc tính tiên, rồng là hiển linh vô quái ngại – là thần hoạt biến. Thần hoạt biến chính là lý đức của Dịch Lý được hình hiển thông qua Thái Cực đồ hình.

thai-cuc-do

Thái Cực đồ hình (biểu tượng của Dịch Lý Việt Nam) có trục sinh hóa hình cong chữ S. Đường sinh hóa phân cách lưỡng nghi này biểu diễn giao dịch biến thiên của Âm Dương. Một bên của đường sinh hóa này là Nghi Âm, có bên kia là Nghi Dương. Trong phần biểu diễn của hai nghi còn có hai điểm Đồng Dị của Âm Dương.

 

Nước Việt Nam cũng có hình dạng cong chữ S (đường sinh hóa), một bên giáp với Biển Đông, bên kia giáp với đất liền (nghi Âm và nghi Dương). Ngoài khơi có đảo Hải Nam, trong đất liền có Biển Hồ (hai điểm đồng dị của Âm Dương), tất cả các thành tố này đều nằm đúng phương vị trong Thái Cực đồ hình.

Tại sao Thái Cực đồ hình lại không mang một hình ảnh khác mà lại mang dáng dấp một dải non sông Việt Nam? Vậy có phải chính là cha ông ta đã sáng lập ra Khoa Học Dịch Lý và lấy hình ảnh đất nước mến yêu của mình ghi dấu ấn cho nền văn minh tối cổ của Việt tộc? Đó là kết quả tiên tri hay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên?

Và phải chăng Khoa Học Dịch Lý Việt Nam chính là sự phục sinh của nền văn minh tối cổ của Việt tộc đã bị mai một từ nhiều thiên niên kỷ qua?

Sài gòn ngày 20 tháng 5 năm 2002

                                                                                        (Giờ Dậu ngày mồng 9 tháng 4 năm Nhâm Ngọ)

                                                                                           NGUYỄN CHÂU NGỌC

 

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn
Scroll to Top