Đại Sư Phong Thuỷ Tưởng Đại Hồng (蒋大鸿):
- Đại Sư Phong Thuỷ Tưởng Đại Hồng tên gọi là Kha, tự Bình Giai, Chư Sinh – Văn Giai, hiệu Tống Dương Tử – Đạo Hiệu. Sinh ra cuối thời nhà Minh đầu nhà Thanh. Ông sinh năm 1616, mất năm 1714.
- Ông sinh ra là một văn sỹ theo học phong thủy của Tam Hợp Phái, nhưng sau đó cảm thấy không đủ với mong muốn của bản thân nên đã ra đi tìm người thầy giỏi để học.
- Khi sinh thời sống tại Hoa Đình Trương Trạch, ngày nay là trấn Trương Trạch, vùng Tùng Giang, Thượng Hải.
- Từ nhỏ, thầy phong thủy nổi tiếng Trung Hoa này đã mồ côi mẹ, đến trung niên thì mất cha.
- Có giai thoại nói rằng Tưởng Đại Hồng cùng họ với Tưởng Giới Thạch. Có người lại nói họ Tưởng gốc từ vùng Triết Giang, thật giả không biết đâu mới là đúng.
- Tuy nhiên, ông được xem là bậc thầy phong thủy nổi tiếng nhất phái Huyền Không Phong Thuỷ do những đóng góp và công trình để lại cho môn phái này.
Sơ lược tiểu sử thầy phong thủy Tưởng Đại Hồng:
- Theo Sách của Trần Tử Long ghi chép thì vào năm 18 tuổi, Tưởng Đại Hồng đã nổi tiếng giỏi thiên văn, địa lý, âm dương, lịch pháp, đam mê binh pháp.
- Ông có sở trường học rộng, tính tình hào sảng, một người một ngựa đi ngao du hào sảng, bôn ba vân du phong thủy.
- Ông sở hữu đầy đủ khí chất của một thầy phong thủy giỏi bởi sự học rộng và am hiểu kiến thức lý hành tường tận.
Thầy phong thuỷ Tưởng Đại Hồng và con đường Binh Pháp:
- Tưởng Công tức Tưởng Đại Hồng được giao phó vào hàng tam phẩm, sau đó được thăng chức Ngự Sử (chức vụ tương tự như Bộ Phó hay Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng).
- Thời điểm này là năm 1645, sau khi Sùng Chính mất và Đường Vương xưng đế tại Phúc Châu.
- Đến năm 1646, Đường Minh thất bại, Minh Triệu Tông bị bắt và phẫn uất nên tuyệt thực mà chết.
- Dù vậy, Tưởng Công không đầu hàng, với danh nghĩa thầy Phong Thủy, ông chu du khắp Giang Nam, liên lạc khởi binh kháng Mãn Thanh.
- Sau nhiều lần thất bại thì Tưởng Công hồi tâm chuyển ý. Ông tập trung vào nghiên cứu thuật Kham Dư.
- Đến năm thứ 70 Khang Hy, thầy phong thủy nổi tiếng Tưởng Đại Hồng được tiến cử làm quan trong triều nhưng ông không phục mà cự tuyệt.
- Ông tập trung cùng học trò viết sách để lại cho hậu nhân trong đó có:
“Chi Cơ Tập”,
“Thủy Long Kinh”,
“Thiên Nguyên Ngũ Ca”,
“Địa Lý Biện Chính”.
Tất cả những tác phẩm của đại sư đều được người đời sau cho là sách phong thuỷ kinh điển của bộ môn phong thủy địa lý.
Thầy phong thuỷ Tưởng Đại Hồng và cơ duyên với phong thuỷ Huyền Không:
- Khi Tưởng Công còn nhỏ, ông được theo cha là Tưởng An Khê học về Phong Thủy Loan Đầu. Tuy nhiên, gặp những trường hợp khó mà lý thuyết Loan Đầu không thể giải đáp được.
- Sau khi nhà Minh bại, ông thì gặp được Vô Cự Tử chân truyền bí quyết Huyền Không. Từ đó, Tưởng Đại Hồng ngộ được thiên cơ thủy long pháp.
- Và ông phát triển thành dương trạch pháp, ngao du sơn thủy hơn 10 năm. Tưởng Đại Hồng quyết tự lập học thuyết của bản thân, nắm vững hết lý thuyết Kham Dư nên được người đời xưng tụng là Đệ Nhất Đại Địa Tiên.
Dựa trên các tài liệu được thu thập thì trường phái Tam Nguyên bắt nguồn từ Tưởng Đại Hồng vào thời triều nhà Minh.
- Tiếp sau đó thì Tưởng Đại Hồng đã truyền lại cho Khương Diêu, tiếp đến là Chương Trọng Sơn, tiếp đến là Dương Cửu Như, tiếp nữa là Đàm Dưỡng Ngô, tiếp nữa là Diễn Bản và Hư Minh, sau đó là Hoành Thuyền và Lưu Dục Tài.
- Theo truyền thuyết ghi chép lại, Chính Đại Sư Phong Thuỷ Tưởng Đại Hồng công bố và quảng bá về Huyền Không Phi Tinh.
- Với công bố nhưng bài viết của Tưởng Đại Hồng mang tính học thuật bí ẩn. Đã nổ ra cuộc “Bút Chiến” luận về huyền không phi tinh kéo dài gần 100 năm.
- Trong một số thông tin được ghi lại thì Tưởng Đại hồng đã được Vô Cực Tử Đạo Nhân dạy cho Huyền Không, được Ngô Thiên Trụ dạy cho Thủy Long Pháp, được Vũ Di Đạo Nhân dạy cho Dương Trạch Pháp.
- Tường Đại Hồng luôn nói rằng Huyền Không là do Vô Cực Tử Đạo Nhân truyền cho, thế nhưng cái tên này lại không xuất hiện trong bất cứ tài liệu nào cả.
- Nhưng Tưởng Đại Hồng đã cho thấy bản thân mình nắm rõ về Huyền Không, cũng như là các kỹ thuật trong đó.
- Tất cả những kiến thức của Tưởng Đại Hồng chỉ được truyền lại cho rất ít môn sinh, chúng ta hiện nay chỉ được biết thông qua các tác phẩm như Địa lý biện chính – Địa lý biện ngụy – Quy hậu lục.
- Hiện nay thì Pháp Hình Cư Sĩ được xem là truyền nhân của phong thủy Tưởng Thị, điều đặc biệt của học thuật này là 4 côt trụ là: Ai Tinh được chia thành 24 sơn ai tinh đại quái và 64 quái tiểu quái
Ai tinh – Thiên Tinh là ứng dụng thất chính tứ dư chọn ngày và bố cục – Quan Thần là bát quan quan thần và 12 quan quan thần – Quái Khí là 14 quái khí. Thiếu một trong bốn cột trụ này sẽ không thể thành công được.
Chương Trọng Sơn – một trong những đệ tử xứng đáng của Tưởng Đại Hồng:
- Chương Trọng Sơn được mọi người trong thiên hạ xưng làm chân truyền Huyền Không từ Tưởng Đại Hồng, chính vì điều này mà có sự tranh dành của sáu phái để lấy được chức danh này.
- Trong đó thì phái Vô Thường được xem là nổi bật hơn năm phái còn lại là Phái Quảng Đông – Thượng Ngu – Điền Nam – Tương Sở – Tô Châu về nhiều điểm liên quan tới lý luận và gần với kiến thức của Tưởng Đại Hồng.
- Chương Trọng Sơn là người cự phách của Huyền Không địa lý được truyền thừa từ Tưởng Đại Hồng.
Ông được khen rằng: “Độc ngữ chân thuyên, thục thôi sinh khắc chế hóa chi dụng, cát hung tiêu trưởng chi lý, thần minh kỳ đạo vu đại giang nam bắc tam thập niên”.
- Tác phẩm của Chương Trong Sơn có như: Biện chính trực giải, Lâm huyệt chỉ nam, Thiên nguyên ngũ ca giản nghĩa, Tâm nhãn yếu chi, Huyền không yếu chi.
Các học trò đời sau có: Đồng Hương Trần Liễu Ngu, Trường Châu Kha Viễn Phong, Kim Quỹ Tiên Kinh Sơn, Ngô Huyện Từ Gia Cốc, Hồ Châu Trần Đào Sinh, Kim Quỹ Đào Khang Cát.
Đàm Dưỡng Ngô – Một trong những truyền thừa xuất sắc của Chương Trọng Sơn:
- Khi ông được 28 tuổi thì đã có trường dạy phong thủy có tiếng ở khắp Thượng Hải rồi.
- Một số môn sinh ưu tú ủa ông thì có Diễn Bản và Hư Minh.
- Vào thời điểm này thì trong đất nước đang xảy ra chiến tranh loạn lạc, thế nên hai môn sinh của ông đã cầm những tài liệu về Vô Thường để đi sang sinh sống tại Malaysia.
- Môn sinh Diễn Bản đã dạy lại cho hòa thượng Hoành Thuyền.
- Hoàng thượng Hoành Thuyền sau này là cố vấn cho cố thủ tưởng Lý Quang Diệu trong quá trình xây dựng đất nước và quy hoạch quốc gia tạo Singapore.
- Chính câu chuyện đồng tiền xu 1 đồng Singapore mang biểu tượng bát quái đã hoá giải cho đất nước trong quá trình xây dựng.
- Môn sinh Hư Minh thì dạy lại cho Lưu Dục Tài, hiện tại là Đại Sư Lưu Dục Tài.
Đại Sư Lưu Dục Tài:
- Lưu Dục Tài truyền bá phong thủy Huyền Không của Phái Vô Thường chân chính cho tất cả những người hữu duyên muốn học, ông đã dạy lại toàn bộ kiến thức của mình trong suốt ba mươi năm giảng dạy và tư vấn.
- Các môn sinh của ông đã trở thành nhiều thầy phong thủy nổi tiếng trên khắp thế giới.
- Bản thân đại sư Lưu Dục Tài nói rằng những kiến thức mà mình may mắn được sở hữu nếu không được truyền bá rộng rải thì sẽ là một tội ác.
Đệ nhất yếu quyết khán trạch mệnh
(Đại Sư phong thuỷ Tưởng Đại Hồng trứ tác)
Động xứ thừa không thực xứ tĩnh.
Không biên dẫn khí thực biên thu ,
Mệnh tòng lai xứ thế giới tự nhiên định.
(yếu quyết thứ nhất là xét trạch mệnh, tuân thủ quy tắc ở chỗ động thì thừa lấy cái không, ở chỗ thực thì thừa lấy cái tĩnh.
Nếu biên dẫn khí là không thì biên thu khí phải là thực. Mệnh đến xứ nào là vì môi trường tự nhiên định ra vậy).
Đệ nhị yếu quyết khán trạch thể,
đoan viên phương chính tư vi mỹ.
Tiền hậu tu trường súc khí chuyên,
Nhược nhiên biển khoát phân đồ quỹ.
(yếu quyết thứ 2 là phải xem hình dáng của trạch, nếu thấy vuông vắn ngay ngắn thì là đẹp.
Trước sau nên dài thì dự trữ được khí tốt hơn, nhưng việc chia tách tỉ lệ rộng hẹp vốn sở hữu luật lệ của chúng, cần để ý)
Đệ tam yếu quyết khán sinh hướng ,
Khảm ly chấn đoài châm chích thượng.
Đắc thừa chính quái hợp thiên tâm,
Nhược giao tạp loạn sinh ma chướng.
(yếu quyết thứ 3 là phải nhìn nhận sinh hướng, nếu phân kim và khảm-ly-chấn-đoài phải thừa được chính quái, nếu bị tạp loạn ắt sẽ sinh ma chướng)
Đệ tứ yếu quyết phụ bật tinh,
Tha quan tả hữu thẩm hư doanh.
Phụ nhược hư thì địa chi sát,
Bật hư lưỡng quái thụ tai kinh.
(yếu quyết thứ 4 là nghiền ngẫm 2 sao phụ-bật, nó y như tả hữu của một ông quan trong doanh trại.
Nếu phụ mà yếu thì ấy là đất sát, nếu bật mà hư thì hai quẻ này ắt sẽ nhận tai ương)
Nhất trùng phụ bật nhất trùng phúc,
Nhược thị trùng trùng phúc bất khinh.
Hữu nhân thức đắc phụ bật quyết,
Tuyển trạch an thân sự sự ninh.
(1 lần gặp phụ bật là 1 lần được phúc, nếu thấy trùng trùng phụ bật thì phúc không phải là nhỏ.
Có ai mà thấy được rằng khẩu quyết của phụ bật, thì có khả năng tuyển trạch an thân, mọi sự đều tốt).
Đệ ngũ khai môn dẫn lộ quyết,
Chính quái trang môn mạc thiên tiết.
Nhập môn chi quái không nguyên thần,
Nguyên thần suy vượng thử trung biệt.
(thứ 5 cần nhắc tới khai môn – dẫn lộ , cửa nhà nên đắc chính quái không thiên lệch.
Nếu không thì quái nhập môn sẽ thiếu hẳn nguyên thần, suy vượng của nguyên thần này không giống như nguyên thần ở trong)
Nhất môn chính quái khí vô thiên,
Tiền đít thông lưỡng lộ tiếp.
Nhược hữu bàng môn phá quái thân ,
Túng nhiên nhiều linh khí phi thanh khiết.
(môn lập chính quái thì khí không thiên lệch, cửa trước sau nên thông, mà đường hai phía nên tiếp dẫn.
Nếu có bàng môn phá mất quái thân, đương nhiên nhiều linh khí sẽ không được thanh khiết)
Ký biện môn thì canh biện lộ ,
Nội lộ ngoại lộ tu kiêm cố.
Lộ tại sinh phương trí bách phúc,
Sát phương dẫn lộ đa tai họa.
(đã xét môn thì phải xét lộ , đường trong khối nhà và đường ngoài khối nhà nên cân nhắc tất cả.
Nếu lộ nhập tại sinh phương thì sẽ mang trăm phúc đến , nếu sát phương mà dẫn lộ sẽ nhiều tai họa)
Trạch trung thiên tỉnh đa khoan khoáng,
Trạch ngoại hồi phong bất khả đương.
Thời sát nan minh canh hung mãnh,
Chỉ ngôn hợp nguyên thố tai ương.
(trong gia đình mà có giếng trời thì rộng khắp và thông thoáng, bề mặt nhà mà có gió thối về thì chẳng thể nhận.
Thời sát mà không hề hay biết thì càng hung mãnh hơn, lời này sẽ hợp vào năm mão có thể có tai ương)
Thiêm phòng cử chỉ sát thu hào,
Bất tại niên thần tại quái giao.
Cát hung ngẫu nhiên giá sát vị,
Thương đinh vỡ nợ bất tương nhiêu.
(nếu tu tạo ra phòng, thì phải cân nhắc thật chi li, chẳng phải tại niên thần hay tại quái quẻ.
Mà cát hung thì ngẫu nhiên có nguồn gốc từ phương sát, thương đinh vỡ nợ không phải là nhỏ)
Tằng tằng tiến tiến thuyết cao đê,
Mạc đàm phúc đức dữ thiên y.
Chỉ yếu cao đê quân thả xứng,
Thiên phá ngang hãm bất tương nghi.
(nếu nhà mà xếp đặt rất nhiều tăng lên, thì cần nhắc tới sự cao thấp, chớ bàn đến phúc đức – thiên y làm những điều gì.
Quan trọng là ở sự cao thấp cho tương ứng, lệch phá nhấp nhô, thì đừng vậy)
Kiều lương cù thị tối náo động,
Nhược tại sinh phương phản bất hiềm.
Năng tri tị sát nghênh sinh france,
Chuyển cữu vi tường phản chưởng gian.
(đầu cầu, ngã chợ là những nơi rất náo, nếu ứng vào sinh phương thì trái lại lại không được chê.
Nếu biết phép tị sát – nghênh sinh – tránh sát, đón sinh. Nhiều khả năng chuyển xấu thành tốt dễ như trở bàn tay).
- Hạ hồi lúc có tuổi Tưởng Đại Hồng thì sống ở Thiệu hưng, sáng tạo ra la bàn Tưởng công còn có tên gọi là Tưởng bàn.
- Trong số những cá nhân đời sau mọi người đều tự nhận là học trò của Tưởng Hồng, gồm có :
Khương Diêu ở Hội Khê,
Trương Trọng Hinh ở Đan Dương,
Lạc Sĩ Bằng ở Đan Đồ,
Lữ Tương Liệt ở San Âm,
Hồ Thái Chính ở Vũ Lăng.
Kể từ khi Tưởng Đại Hồng mất thì trỗi dậy lục đại phái, trong đó có:
-
-
- Phạm Nghi Tân của phái Điền Nam,
- Chương Trọng Sơn của phái Vô Thường ở Triết Giang,
- Chu Tiểu Hạc của phái Tô Châu,
- Từ Địch Huệ của phái Thượng Ngu,
- Duẫn Hữu Bổn của phái Tương Sở,
- Thái Dân San của phái Quảng Đông.
-
Mỗi phái có điểm tương đồng, có điểm không giống nhau, chẳng người nào giống ai. Tuy nhiên ai cũng chia sẻ mình thu nhận sở học từ Tưởng Đại Hồng.
Tưởng Đại ồng sinh thời cực lực lên án Tam hợp là ngụy pháp, Tưởng Đại Hồng thường viết nhiều bằng chứng để chê trách Tam hợp phái.
- Tưởng Đại Hồng đình đám với câu: “Thiên cơ bất khả lộ” và có phong cách viết che giấu đi thiên cơ, mà chỉ lưu lại mật mã để học sinh trong dòng phái mới có khả năng luận giải chuẩn xác.
- Vào triều Thanh, lúc Thẩm Trúc Nhưng, tuy đọc sách của Tưởng Đại Hồng rất giận dữ vì không hiểu những dòng viết đầy điều sâu xa hơn huyền bí của Tưởng Đại Hồng.
- Và hận Tưởng Đại Hồng và phái huyền không vì chỉ chân truyền nội bộ chứ không nhận học sinh phía ngoài.
- Lúc đọc sách của Chương Trọng Sơn thì cho nên lúc khám phá được bí quyết của huyền không phong thủy. Ông đã quyết chí mở trường , viết sách để dạy phong thủy
- Tác phẩm Thẩm Thị Huyền Không ra đời và đời sau chỉnh lý là Điệt Dân và Khương Bá An. Riêng Trạch Vận Tân Án là do Thẩm Trúc Nhưng chú giải tác phẩm trứ danh của Chương Trọng Sơn mà ra.
Xin cám ơn quý độc giả đã xem và góp ý cho tôi được hoàn thiện hơn trong tương lai.
Bài viết liên quan:
- Người học trò xuất sắc của Đại sư phong thuỷ Tưởng Đại Hồng – Chương Trọng Sơn.
- Người truyền thừa đặc biệt trong trường phái Huyền Không Phi Tinh – Thẩm Trúc Nhưng.
Bình Thanh Long – Thầy Sỹ phong thuỷ.