BÍ QUYẾT CHỌN NGÀY GIỜ TỐT XẤU

5/5 - (8 bình chọn)

        Nói đến quan niệm ngày giờ tốt xấu. Tôi xin gởi đến câu chuyện xưa trong Tam quốc chí. Một Tào Tháo với 80 vạn quân tấn công chiếm đoạt Giang Đông của Tôn Quyền. Bên kia với sự liên kết Ngô – Thục. Đội quân của Chu Du vối quân số ít hơn rất nhiều nhưng cũng có một trận Xích Bích lẫy lừng. Tàn quân Tào Tháo còn được vài ngàn người.

         Để có được chiến thắng vang dội đó, là nhờ tiên đoán thời gian có gió đông của Khổng Minh. Một quân sư trên thông thiên văn dưới tường địa lý thời bấy giờ. Ông ấy biết tiết trời sắp có một ngày có gió đông nên cho Chu Du lập đàn cầu gió đông. Vậy thời khắc có gió đông là giờ xấu của Tào Tháo, giờ tốt cho Chu Du và Khổng Minh. Ngày giờ tốt xấu sao đây?!

Trận chiến Xích Bích thời Tam Quốc
Trận chiến Xích Bích thời Tam Quốc

          Cũng với quân sư Khổng Minh, lừa được cả đại quân cùng Tư Mã Ý vào hang, vây lại và phóng hỏa đốt. Lúc này cha con Tư Mã chỉ còn chờ chết. Bỗng trời đổ mưa to. Thời khắc đó, một Khổng Minh than rằng: Trời không giúp ta. Một Tư Mã Ý mừng rỡ thoát chết: Trời giúp ta. Cùng một thời điểm nhưng là giờ tốt với người này nhưng giờ xấu với người kia. Ngày giờ tốt xấu?!

         Rồi bài học quẻ dịch – Dịch lý Việt Nam. Một bà cụ trượt ngã, chưa biết chết hay sống. Cùng thời điểm một người mẹ đang mang thai. Bóc quẻ giờ được quẻ Tùy – Đoài. Hỏi xem kết quả bà cụ có sống không? Người mẹ đi sanh có ổn không? Kết quả là bà cụ thì ra đi vĩnh viễn, còn người mẹ thì mẹ tròn con vuông. Vậy cùng một giờ mà người ra đi, người thì được chào đời. Cái lý tại sao là như vậy?!

         Vậy không nên quan niệm ngày giờ tốt xấu quá cứng nhắc. Giờ tốt hay xấu là do kết hợp nhiều yếu tố. Hoàn cảnh, vị trí địa lý, con người, thời tiết, tình hình xã hội, kinh tế, tinh thần,…Đặc biệt nhất vẫn là thuận theo tự nhiên mà hành. Làm sao biết ngày giờ tốt xấu như thế nào mà “thuận thiên hành sự”. Có cách chứ.

       Hiện nay Dịch lý là công cụ giúp ta hiểu được tiếng nói của Tạo hóa. Vén bức màn bí mật của Tạo hóa thông qua  ý nghĩa dịch tượng của 64 quẻ dịch.

         Ví như: Đúng lúc có người hỏi dự án hợp tác làm ăn cùng bạn bè. Bây giờ muốn dừng, thu hồi vốn có được không? Ta bốc được quẻ Khiêm – Kiển. Thì trả lời ngay được là sẽ hao hụt hơi nhiều. Hoặc khó thu hồi vốn. Vì Khiêm có nghĩa nhượng lại, lùi lại, nhường nhịn, không đi tiếp nữa. Còn Kiển là bị tổn hại, thiệt thòi, khập khiểng, bị thương,.. Vậy muốn ” Khiêm ” thì bị “Kiển”.

       Có anh bạn học viên gặp trường hợp cô vợ bị thất lạc chiếc USB, hỏi ở đâu. Bốc quẻ Ly, chưa hiểu ý tạo hóa muốn chỉ ở đâu?! Cuối cùng thì ra nó nằm trong chiếc túi xách của vợ chuyên để dành đi dạ hội, đám tiệc. À vì quẻ Ly là tỏa sáng, trang sức, dạ hội, màu đỏ,…

      Ngày giờ tốt xấu trong ứng dụng Dịch lý Việt Nam là vậy đó. 

      Hiện nay tại Việt Nam, thậm chí nhiều nơi trên thê giới mọi người quan tâm đến quẻ dịch. Dịch lý Việt Nam là bộ môn khoa học xã hội. Tiên đoán và trả lời cho quá khứ vị lai. Tiếp lửa cho Quán dịch y đạo Nam thanh Phan Quốc Sử. Dịch học đường Tâm Thanh quy tụ nhiều học viên theo học với tiêu chí truyền thụ kiến thức Dịch lý Việt Nam cho cả cộng đồng. Trong số đó có chính tôi.

                                                                                 Giờ Bỉ – Quan      

                                                                                Bình Thanh DHS.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn
Scroll to Top