ÂM DƯƠNG VẤN ĐÁP
(Trích Diễn Đàn Dịch Lý Việt Nam số 03)
Đáp: Là môn khoa học về chân lý – đó là quy luật của tự nhiên theo quan điểm người Việt Nam, do người Việt Nam sáng lập với danh đầy đủ là Việt Nam Khoa Dịch Lý Học.
Hỏi: Giá trị của Dịch Lý Việt Nam?
Đáp: Giúp chúng ta hành xử cho đúng lẽ tự nhiên để có thể thành công trong cuộc sống.
Hỏi: Khi nói về quy luật tự nhiên là nói đến cái gì?
Đáp: Nói về Âm Dương.
Hỏi: Âm Dương là gì?
Đáp: Âm Dương là hai yếu tố đồng dị với nhau cấu thành sự vật.
Hỏi: Vậy tại sao biết chắc Âm Dương là hai yếu tố cấu thành sự vật?
Đáp: Nguyên tử là đơn vị cấu tạo nhỏ nhất của vật chất. Mỗi nguyên tử lại được cấu tạo từ prôton và nơtron tích điện trái dấu nhau và chúng luôn tương tác lẫn nhau. Có thể ví Âm Dương như là prôton và nơtron vì Âm Dương cũng có tính chất tương tự như vậy.
Hỏi: Tại sao nói Âm Dương là đồng dị với nhau?
Đáp: Nếu chúng không đồng dị với nhau thì tại sao người ta lại đặt ra hai danh từ Âm Dương để làm gì? Hơn nữa thực chất trên thế giới này không có gì hoàn toàn giống nhau hay hoàn toàn khác nhau. Ngay cả suy nghĩ của cùng một con người cũng thay đổi theo dòng thời gian.
Hỏi: Như vậy làm cách nào để xác định đâu là Âm, đâu là Dương?
Đáp: Con người tạm quy ước Dương là nóng, sáng, cứng, mạnh, cao, lớn, tốt, đẹp……..còn Âm là lạnh, tối, mềm, yếu, thấp, nhỏ, xấu……để tiện cho việc truyền đạt, giao tiếp bằng ngôn ngữ. Thực chất Âm Dương luôn tồn tại cùng lúc trong cùng một sự vật.Việc ta phân định Âm Dương chỉ là ta cố tình xem xét sự vật ở một khía cạnh nào đó trong một phạm vi xác định mà thôi. Ví dụ như khi nói đến phạm vi nóng – lạnh thì nóng đáng là Dương, còn khi ta nói đến phạm vi nóng – nóng hơn thì nóngchỉ đáng là Âm. Nóng là Âm mà cũng làDương, vậy khi ta nói nóng là Dương có nghĩa là ta đang nói đến một khía cạnh của nóng trong phạm vi nóng – lạnh.
Tóm lại để xác định Âm Dương ta phải giới hạn phạm vi sự lý mà ta đang xét đến.
Hỏi: Âm Dương có liên quan gì tới quy luật tự nhiên?
Đáp: Như đã nói ở trên, Âm Dương là đồng dị của nhau nên chúng luôn tương tác với nhau theo luật cung cầu tạo nên sự biến động, biến đổi, biến hóa, làm cho thế giới luôn luôn vận động. Bằng cách đó, Âm Dương đã tác động trực tiếp đến quy luật tự nhiên.
Hỏi: Vậy để hành xử cho đúng lẽ tự nhiên ta phải làm sao?
Đáp: Phải quân bình Âm Dương.
Hỏi: Bằng cách nào?
Đáp: Âm Dương có tính thiên cực, ta phải dựa vào tính chất đó để xác định tình trạng của sự vật là Âmhay là Dương vào thời điểm đó rồi căn cứ vào nhu cầu của Âm Dương mà hành xử. Luôn nhớ rằng ở quân bình Âm Dương không có nghĩa là Âm Dương hoàn toàn bằng nhau mà là ở trạng thái đó Âm Dương tương đối ổn định để rồi lại manh nha – hoá thành và chuyển sang một thiên cực khác. Thế quân bình này gọi là quân bình sinh hoá.
Cứ như thế Âm Dương tạo nên sự biến đổi liên lũy không bao giờ dứt, và đó chính là tiền đề cho sự hình thành và tồn tại của thế giới này.
Sài gòn, ngày 04 tháng 6 năm 2003
(Giờ Thìn ngày mùng 5 tháng 5 năm Quý Mùi)
Tâm Thanh