Âm dương ngũ hành trong ẩm thực truyền thống Trung Quốc:
Trong quyển “Hoàng đế nội kinh tố vấn, âm dương ứng tượng đại luận” có nói: “Dương thắng tắc âm bệnh, âm thắng tắc dương bệnh. Dương thắng tắc nhiệt, âm thắng tắc hàn. Trọng hàn tắc nhiệt, trọng nhiệt tắc hàn”. Câu nói trên cực kỳ ý nghĩa trong âm dương ngũ hành cho bất kỳ cơ thể động vật nào. Ý nói: Cơ thể người mà quá mạnh dương khí thì âm khí suy yếu hẳn. Mà âm khí mạnh thì dương khí yếu lại. Âm dương tiêu trưởng khi ẩn hiện cùng lúc.
Âm dương ngũ hành được hiển thị qua hình ảnh gạo trắng đen
Âm khí mạnh sẽ làm con người sinh bệnh hàn, mà hàn đến cùng cực sẽ sinh bệnh về nội nhiệt. Thì lúc này cơ thể chuyển về trạng thái dương khí mạnh dần lên. Khi dương khí mạnh sẽ sinh bệnh về nhiệt.
Như vậy âm dương không có nghĩa nằm ngoài nhau, đối lập nhau. Mà nằm trong nhau, hỗ trợ lẫn nhau.
Âm dương ngũ hành trong xửng bánh Trung Hoa
Trong cơ thể người có ngũ tạng, ngũ khí. Thì trong thực phẩm người Trung Hoa chia ngũ cốc, ngũ quả, ngũ nhục, ngũ mùi, ngũ vị,…Và cũng xếp thành 2 dạng âm dương để quy ước những công năng sử dụng phù hợp của thực phẩm đối với cơ thể người. Tất cả những nguyên liệu thực phẩm sẽ cân đối, điều tiết sự cân bằng âm dương trong cơ thể.
Ngũ vị là: chua, cay, đắng, mặn, ngọt.
Ngũ tạng là: tâm, can, tỳ, phế, thận.
Ngũ mùi là: mùi khai, mùi thơm, mùi tanh, mùi thối, mùi khét.
Triết lý âm dương ngũ hành
Trên cơ sở âm dương ngũ hành mà đúc kết nên triết lý âm dương ngũ hành trong văn hoá ẩm thực Trung Hoa. Khi đó nền văn hoá ẩm thực được cấu thành, tồn tại và phát triển trên nguyên lý cân bằng âm dương ngũ hành. Đó chính là sự quân bình, mà đã quân bình thì cơ thể không sinh bệnh.
Và như bài 2 định nghĩa ngũ hành…tôi có nói về điều trị bệnh thần kinh, tâm thần, nhẹ, tự kỷ…bằng phương ăn uống theo âm dương ngũ hành cực kỳ hiệu quả.
Những bệnh có dương khí nhiều: huyết áp cao, viêm nhiễm,…Nếu chúng ta không biết thực phẩm có dương khí nhiều: gan, trứng, đường nâu, táo tàu, táo đỏ,…Thì bệnh càng thêm trầm trọng.
Ngược lại những bệnh: thiếu máu là thuộc âm, hay âm khí nhiều. Chúng ta đem dưa hấu, hạt sen, đậu xanh,..cho người bệnh ăn uống thì coi như bệnh càng trầm trọng hơn. Kể cả đã sử dụng kèm thuốc Tây điều trị tích cực.
Lời khuyên là chúng ta đừng chết hay bệnh vì thiếu hiểu biết về Âm dương ngũ hành trong ẩm thực.
Các thầy đông y, nhà dưỡng sinh học, y dược học trong thời xa xưa của Trung Hoa dựa trên triết lý âm dương ngũ hành mà điều trị bệnh.
Âm dương ngũ hành trong món ăn Trung Hoa
Không những vậy khí hậu hay chính xác hơn, mùa trong năm cũng được xem xét trong vấn đề ăn uống và sử dụng loại thảo mộc trị bệnh
Âm dương ngũ hành trong ẩm thực truyền thống Nhật Bản:
Khi chúng ta quan sát trong văn hoá ẩm thực của Nhật Bản thì nhìn thấy yếu tố cân bằng ngũ vị, ngũ sắc rất rõ.
Bếp ăn của công dân mặt trời mọc quân bình âm dương và tràn đầy năng lượng
Người Nhật hấp thụ nền văn hoá từ Trung Hoa có sự chọn lọc thông qua văn hoá ẩm thực của mình.
Từ món ăn bình dân cho đến cao cấp đều dựa trên nền tảng quân bình “Tam ngũ”: Ngũ cách chế biến, ngũ sắc, ngũ vị,…
Ngũ cách thức chế biến là: nướng, hấp, rán, luộc, hầm. Không có món kho như người VIệt,
Ngũ vị: Chua, ngọt, mặn, đắng và một vị đặc trưng trong món ăn Nhật ( có vị ngọt thanh, gần giống như bột ngọt gọi là umami)
Âm dương ngũ hành trong giác quan
Ngũ sắc là: trắng, xanh, đỏ, vàng, đen. Người Việt rất ít món ăn có màu đen ngoài một vài món gà ác tiềm thuốc bắc.
Màu trắng (hành Kim) thông qua: cơm, củ cải, nấm tuyết,…; màu đỏ(hành Hoả) : thịt bò, trứng cá, cá hồi; màu xanh (hành Mộc): rau có lá màu xanh, trái màu xanh,…; màu đen (hành Thuỷ): nước tương, cà tím, thịt nướng, rong biển,…; màu vàng (hành Thổ): nấm quý, nhím biển,…
Âm dương ngũ hành trong khay cơm đủ sắc màu trong đẹp mắt
Người Nhật đã nâng cao giá trị ẩm thực thông qua những bữa ăn quân bình Tam ngũ. Vừa đủ dinh dưỡng, vừa ngon miệng nhờ hoà quyện sắc màu. Vừa có ý nghĩa về tình yêu thiên nhiên.
Âm dương ngũ hành trong khay tinh tế
Chưa kể mỗi mùa người Nhật sẽ có một chế biến, những món ăn tương ứng để bảo vệ con người trước những thay đổi của thời tiết. Thể hiện tính tỉ mỉ, tính cẩn thận là tinh hoa của dân tộc Nhật.
Âm dương ngũ hành trong ẩm thực Nhật Bản
Ngũ thưởng thức: luôn tôn trọng người làm ra món ăn này từ nuôi trồng cho đến người nấu; ăn ngon thì phải biết làm việc tốt, xứng đáng những gì mình nhận được; luôn bình an trong khi ngồi ăn để cảm nhận; cần nuôi dưỡng tinh thần của chúng ta sau khi được ăn ngon; luôn duy trì trạng thái vui vẻ, an nhiên trong mỗi con người.
Trong món lẩu cũng vận dụng âm dương ngũ hành
Ngũ giác quan: lưỡi (vị giác), mũi (khứu giác), mắt (thị giác), tai (thính giác), tay… (xúc giác)
Không những vậy người Nhật hấp thụ văn hoá trà và họ tinh tế nâng cấp thành trà đạo nổi tiếng thế giới. Mà theo nghiên cứu tài liệu cổ thì trà được xuất xứ từ thời tộc Việt.
Âm dương ngũ hành trong ẩm thực truyền thống Việt Nam:
Trong văn hoá ăn uống của người Việt luôn chứa đựng đặc trưng nét âm dương ngũ hành đó là cân bằng Hàn, Nhiệt, Ôn, Lương, Bình.
Vận dụng ngũ hành trong ẩm thực để luôn khoẻ mạnh, tươi trẻ và xinh đẹp:
Có khi ăn uống theo mùa, theo thời tiết, theo sức khoẻ cụ thể của từng người. Và chính ăn uống, sinh hoạt theo sự quân bình âm dương, lúc này giá trị của câu thành ngữ Việt: “Món ăn – bài thuốc”
Thức ăn phối theo âm dương ngũ hành
Âm dương ngũ hành ẩm thực theo từng mùa:
Mùa hè nóng (nhiệt – hành hỏa) thì ăn các loại thức ăn có tính hàn, lương (mát), có nước (âm – hành Thủy), có vị chua (âm) thì vừa ăn được ngon, mát người và dễ tiêu hoá
Mùa đông lạnh (hàn – âm) thì ăn các loại thức ăn: khô, nhiều mỡ (dương), như các món xào, rán, kho.
Âm dương ngũ hành trong ẩm thực Việt dân dã:
- Ẩm thực truyền thống Việt tuân thủ nghiêm ngặt theo quy luật âm dương này, bù trừ và chuyển hóa khi chế biến các món ăn đến bình dân:
- Nồi canh chua (là âm)thì thì ăn cá kho tộ (là dương).
- Ăn cá trê (âm) nướng (dương) chấm nước mắm gừng (dương)
- Ăn cà tím (âm) đem nướng (dương) rồi trộn mỡ hành dằm nước mắm (dương)
- Ăn trứng vịt lộn (âm) ăn với rau răm và muối tiêu (dương).
- Ăn ốc nhồi (âm) hấp lá gừng (dương).
- Uống nước dừa (âm) thì dân ta biết bỏ muối (dương) để cân bằng vì dừa rất âm.
- Ăn dưa hấu (âm) bằng cách chấm muối (dương).
- Còn gừng tính nhiệt (dương) thường kèm với những có tính hàn: bí đao, rau cải, bắp cải, cá, thịt vịt…(âm hơn so với gừng)
- Ăn thủy hải sản (cá, tôm, cua, mắm…) dùng thêm ớt cũng thuộc loại nhiệt (dương) là những thứ vừa hàn (âm hơn so với ớt) và để khử bớt mùi tanh.
- Trước khi ăn rau luộc(âm) sẽ bỏ thêm chút muối biển (dương thì ăn ngon hơn.
- Người bệnh đau bụng lạnh, uống nước gừng sẽ khỏi.
- Người bệnh bệnh kiết lị thì cho ăn trứng gà rang với lá mơ.
- Bị sốt cảm nắng (dương) thì ăn cháo hành (âm).
- Ngoài ra người Việt còn chọn lựa và nấu món ăn theo mùa.
- Nấu chè đỗ xanh, chè đỗ đen ngọt (âm) thì bỏ ít muối khiến nồi chè ngọt đậm đà hơn.
- Nấu xôi nếp nên bỏ chút muối ngon…
Âm dương ngũ hành trong ẩm thực vùng miền:
- Miền Bắc lạnh nên ăn nhiều mỡ hơn, thì món ăn xào nấu. Thích ăn mặn (mặn là hành Thuỷ), khi lạnh thì ăn đồ chua là được.
- Miền Nam nóng quanh năm nên: ăn rau nhiều hơn, thường ăn sống, luộc, hoặc nấu lẩu. Và thích ăn ngọt (ngọt là hành Thổ). Còn chống nóng thì dùng khổ qua (cực âm).
- Chén nước mắm làm của người miền Nam đủ ngũ hành trong đó: Mặn(thuỷ) của nước mắm, đắng(hoả) của vỏ chanh, chua(mộc) của chanh hay giấm, ngọt(thổ) của đường, bột ngọt, cay(kim) của ớt.
Tô nước mắm ứng dụng âm dương ngũ hành vừa mùi vị vừa màu sắc
- Còn tô phở bò mang hình ảnh quốc hồn quốc tuý của người Việt trên thế giới. Đến nỗi người nước ngoài đọc “pho” đã dịch nghĩa là phở. Nó chính là sự tổng hoà ngũ hành trong tô phở.
Tô phở âm dương ngũ hành đi khắp thế giới tạo danh.
- Từ mùi vị, màu sắc, chất liệu, thành phần đều trộn lẫn trong hương vị thơm ngan của phở Việt: thịt bò tái mềm, bánh phở trắng dẻo, độ cay của lát gừng vàng, tiêu đen, ớt đỏ, lá quế xanh, rau thơm và hành lá đậm mùi, mùi chua của chanh, nước dùng nấu từ xương bò…
- Âm dương ngũ hành tiêu biểu trong bánh cưới su shê:
Cái bánh su shê đọc trại từ chữ “phu thê” được làm từ bột bánh, nhân dừa sợi, và đậu xanh màu vàng, khuôn lá dừa màu xanh, và sợi lạt đỏ để buộc. Ý nghĩa ngũ hành trong chiếc bánh. Ruột bánh hình tròn, vỏ hộp hình vuông được xếp rất khéo từ chiếc lá dừa. Vừa có triết lý âm dương ngũ hành, vừa có ý tác hợp cho đôi uyên ương hạnh phúc vẹn toàn.
Hộp bánh Su shê truyền thống
Dưới đây là bảng tóm tắt về âm dương ngũ hành trong các món ăn:
Thuỷ | Mộc | Hoả | Thổ | Kim |
cá, trứng cá | thịt gà, gan | thịt cừu | lúa mạch | hành tây nguyên |
thịt lợn | lúa mì | thịt nai | khoai lang | gạo |
trứng, đậu | rau cải | bồ công anh | khoai môn | rau mùi |
rong biển | củ cải | cải xoong | yến mạch | mù tạt |
nước tương | măng tây | cà chua | củ cải đường | cây hồi |
quả sung | cần tây | tiêu, ớt | chuối | quế |
việt quất | kim chi | sô cô la đen | hạnh nhân | tỏi, hẹ |
mâm xôi | sữa chua | trà | dừa | lê, su hào |
cà tím | giấm | cam, quýt | dưa chuột | bạc hà |
hạt mè đen | dưa chua | rượu bia | hạnh nhân | kinh giới |
quả óc chó | ô liu | cà phê | đu đủ, xoài | ngải giấm |
thực phẩm có màu tối… | thực phẩm có màu xanh lá cây, vị chua | thực phẩm có vị cay đắng | thực phẩm ngọt và tinh bột, màu vàng, cam | thực phẩm cay, có màu trắng |
Tốt cho người gầy, khô, thần kinh… | Tốt cho người hay có thói quen thay đổi, thất thường | Phù hợp người thừa cân, nóng nảy | Phù hợp cho người thần kinh yếu, hay mất bình tĩnh | Phù hợp cho người chậm chạp, hôn mê, lạnh. |
Ăn uống để làm gì? Tại sao phải ăn uống:
Có thể con người cũng như các loại động vật trên thế giới tồn tại và phát triển đều thông qua hấp thụ dinh dưỡng qua đường tiêu hoá.
Có loài động vật ăn cây cỏ, hoa lá cành, rau củ, thực vật…như: gà vịt, trâu bò, dê, cừu, ngựa…
Có loài động vật ăn thịt, thậm chí ăn thịt tươi sống: cọp, chó sói, báo, ít nhất là thịt đã thối: cá sấu, chim quạ, ác điểu,..
Riêng con người chúng ta – động bậc cao nhờ tiếng nói, nhờ văn minh lửa và con người có tư duy. Đã ăn uống cả rau củ và xương, thịt, cá. Mà vẫn tiêu hoá được. Cũng nhờ có lửa và ngày nay khoa học phát triển nên còn nhiều thức ăn cao cấp nữa. (nói ra loài người ăn tạp hơn các động vật khác nha, chắc nhờ dùng từ động vật bậc cao nên muốn ăn gì thì ăn!?)
Có những sản phẩm mà khoa học tiến bộ đã chế biến ra. Tác động xấu cho sức khoẻ cũng có, mà tác động tốt cho sức khoẻ cũng vô cùng nhiều.
Ví dụ: trứng gà giả, thực phẩm chức năng, trái cây hay thịt gà, bò nhập…
Cân bằng âm dương ngũ hành của ngũ cốc
Ăn uống như thế nào là khoa học:
- Theo các bác sĩ dinh dưỡng hoặc những chuyên gia dinh dưỡng Âu Mỹ khuyên: Ăn uống chia đều tỉ lệ protein, lippit, glucid. Có nghĩa đường, chất béo và đạm.
- Tuy nhiên những nước văn minh sẽ đã tiến một bước xa hơn người Việt là: có những chuyên gia dinh dưỡng cộng đồng. Có nghĩa những chuyên gia này phân tích. Và giúp cho chúng ta chế độ ăn uống hợp lý, phù hợp với tùng giai đoạn phát triển của cơ thể, ứng với từng công việc cụ thể. Không tin điện thoại hỏi CR7, M10 trong bóng đá nhé.
Tỉ lệ thực phẩm theo khoa học phương Tây
Cơ thể sẽ hấp thụ thức ăn theo đường ruột và cứ đúng giờ, các em cháu “ bao tử” …tiết ra axit để đợi có thức ăn vào để “làm việc” và tự tồn tại trên cơ thể chúng ta.
Vậy mà cứ vì thói quen, vì công việc, vì một lý do nào đó mà chúng ta cứ “quên rồi lời ước hẹn”. Cứ ăn uống trễ giờ…nên dẫn đến đau bao tử, suy nhược cơ thể, bệnh vặt, lâu dần sẽ bệnh nhiều và nặng hơn,…
Vậy lời khuyên đúng và chuẩn nhất là hãy ăn uống đúng giờ.
Vận dụng âm dương ngũ hành trong đời sống để cuộc sống luôn khoẻ mạnh, tươi vui, xinh đẹp, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn:
- Như vậy nếu biết vận dụng đúng và quân bình được âm dương ngũ hành trong ẩm thực. Chắc chắn chúng ta sẽ ngăn ngừa được bệnh tật, giảm thiểu chi phí cho khám chữa bệnh. Một đầu óc minh mẫn trong một cơ thể cường tráng, khoẻ mạnh. Đúng như lời bậc thầy lương y Lê Hữu Trác nói: “Thức ăn là thuốc, thuốc là thức ăn”
- Chúng ta là người Á Đông, được kế thừa triết học âm dương ngũ hành trong văn hoá ẩm thực. Không dễ để có được nền tảng vậy trên thế giới Âu Mỹ. Nền văn minh lúa nước, nền văn hoá âm dương ngũ hành đã nằm trong tiềm thức của mỗi người.
- Chúng ta sống thì đương nhiên là tồn tại thực thể này qua ăn uống, vận động, phát triển và duy trì nòi giống. Như vậy chúng ta hiểu giá trị của giá trị này thì nên áp dụng, nghiên cứu, phát triển. Để vừa mang tính bảo tồn văn hoá Á Đông, vừa mang lại giá trị đích thực cho bản thân và cộng đồng.
Nguồn năng lượng từ đá thạch anh theo màu sắc.
- Tuy nhiên triết lý âm dương ngũ hành không chỉ riêng ở ẩm thực, mà tiền nhân đã nghiên cứu rộng ra rất nhiều lĩnh vực: thiết kế thời trang, thiết kế kiến trúc, hội hoạ, âm nhạc – nhạc lễ,…
- Bên cạnh đó năng lượng vũ trụ mà cộng đồng chia sẻ và giảng dạy: Nhất chỉ đạo, trường sinh đạo, cảm xạ học, pháp luân công, khí công,…cũng áp dụng theo âm dương ngũ hành.
Bát quái âm dương ngũ hành
- Đặc biệt hơn nữa đó chính là triết lý âm dương ngũ hành trong phong thuỷ: tử vi, tứ trụ, quẻ dịch, dịch lý Việt Nam, nhân tướng, bát trạch, loan đầu, lý khí hay còn gọi là phi tinh huyền không,…
Âm dương ngũ hành ứng hợp cơ thể
- Cho nên kiến trúc phong thuỷ, vật phẩm hay trang sức, cưới vợ gả chồng, ma chay, chôn cất,…đều đề cập đến phong thuỷ. Mà đề cập đến phong thuỷ thì chắc chắn phải vận dụng chuyên sâu triết lý âm dương ngũ hành. Tại sao như vậy!? Vì đỉnh cao trong triết lý âm dương ngũ hành chính là vận dụng trong việc cải tạo được vận mệnh của con người.
Âm dương ngũ hành ứng hợp ẩm thực với từng cơ thể người
- Để có kiến thức đủ sâu, đủ rộng để tư vấn: nhà, biệt thự, công viên, resort, khu dân cư, những cuộc đất chiến lược,…cho đến cửa hàng nhỏ, văn phòng, bàn làm việc, người hợp tác làm ăn, hôn nhân, con cái, đặt tên, thời gian đi làm thẩm mỹ,…Thầy phong thuỷ ngoài việc:
“Tầm sư hội đắc tạp nghệ pháp
Hành trình vạn lý bất trang lương”
Cần lắm những nguyên tắc bất di bất dịch giá trị nhân văn của người thầy.
Bài viết liên quan:
- Vậy chứ ngũ hành là gì? Tôi có cần sống theo ngũ hành hay không?
- Căn nhà tôi có cần hoá giải gì trong năm 2023 không? Hoá giải như thế nào?
Xin cám ơn quý độc giả đã xem và xin cho ý kiến phản hồi để bài viết sau sẽ hoàn chỉnh hơn.
Bình Thanh Long – Thầy Sỹ phong thuỷ